Hà Nội

7 dấu hiệu nhận biết người sống thọ

15-12-2024 06:00 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Tập thể dục, ngủ đủ giấc, duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ... là những bí quyết để sống thọ, sống khỏe ở người cao tuổi.

Hỏi: Có phải việc sở hữu hàm răng chắc khỏe là một trong những biểu hiện sống thọ? Tôi có thể cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách nào? (Trương Hải V, 71 tuổi – Hải Dương).

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thị Kim Oanh (Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Hữu Nghị), việc sống thọ, sống khỏe phụ thuộc rất nhiều vào các thói quen mà chúng ta duy trì mỗi ngày.

ThS.BSCKII Nguyễn Thị Kim Oanh tư vấn bí quyết sống thọ cho người cao tuổi.

Dấu hiệu sống thọ, sống khỏe

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tuổi thọ của một người. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy người cao tuổi có dấu hiệu sống thọ là:

  • Hàm răng chắc khỏe. Sức khỏe của răng miệng không chỉ liên quan đến khả năng nhai, ăn uống của người cao tuổi mà còn có mối liên hệ với các cơ quan khác trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mất răng thường có tuổi thọ ngắn hơn.
  • Da dẻ hồng hào, trắng sáng. Những người cao tuổi có làn da hồng hào thường có tuần hoàn máu tốt và chức năng tim khỏe mạnh. Đây là những yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ.
  • Tóc óng mượt, không bị rụng tóc. Độ bóng, dày của mái tóc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe của một người.
  • Đôi chân săn chắc, thon gọn.
  • Vui vẻ, lạc quan.
  • Ăn ngon ngủ tốt là những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ.
  • Lá phổi khỏe mạnh.

Để có lá phổi khỏe mạnh, người cao tuổi cần có những bài tập về phổi như bài tập phục hồi chức năng hô hấp, các bài tập yoga… Đây là những bài tập giúp người cao tuổi có lá phổi khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

7 dấu hiệu nhận biết người sống thọ - Ảnh 1.

Người cao tuổi nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời.

Thói quen giúp sống thọ, sống khỏe

Để người cao tuổi sống thọ, sống khỏe quan trọng nhất là vấn đề tập luyện thể thao, chế độ sinh hoạt, ăn uống cần hợp lý và đảm bảo khoa học. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý nền kèm theo, do đó cần kết hợp theo dõi khám định kỳ để phát hiện sớm các diễn biến bệnh lý bất thường và điều trị kịp thời.

  • Đối với người cao tuổi không phải cứ tập luyện hết sức, tập luyện thật nhiều là tốt. Người cao tuổi cần hiểu rằng tập thường xuyên, định kỳ và phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân. Người cao tuổi không nên tập luyện quá muộn sát giờ đi ngủ, không tập vào lúc sáng sớm khi trời lạnh, không tập khi ăn quá no hoặc khi bụng quá đói.
  • Chế độ sinh hoạt của người cao tuổi cần phải được duy trì đều đặn và hạn chế ngồi một chỗ quá lâu. Cần phải có tập vận động nhẹ nhàng, không nên trì hoãn việc tập luyện khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
7 dấu hiệu nhận biết người sống thọ - Ảnh 2.

Người cao tuổi nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn và phù hợp với thể trạng.

  • Ưu tiên môi trường sống gần gũi với thiên nhiên, sạch sẽ thoáng mát. Môi trường sống ưu tiên có nhiều cây cối xung quanh.
  • Tinh thần của người cao tuổi phải luôn vui vẻ, lạc quan tránh stress trong cuộc sống hàng ngày gây ảnh hưởng về tâm lý.
  • Chế độ ăn uống: Người cao tuổi cần bổ các loại vitaminkhoáng chất đầy đủ. Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo khoa học để cải thiện sức khỏe.
  • Vấn đề cuối cùng là khi sử dụng thuốc cần phải thận trọng. Khi người cao tuổi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ, người cao tuổi cần thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có bệnh lý có thể xảy ra.

Xem thêm video được quan tâm:

Bí quyết sống thọ 'một nhẹ, hai nên, ba tốt', ai cũng có thể thực hiện | SKĐS


Ths.BSCKII Nguyễn Thị Kim Oanh
Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Hữu Nghị
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn