Câu hỏi thường gặp liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

27-05-2024 13:32 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhRối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng.

Đông y có chữa được rối loạn tiêu hóa ở trẻ không?

Đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bên cạnh các bài thuốc, vị thuốc đông y chữa các biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, phân sống… thì cũng có thể sử dụng các vị thuốc tiêu thực để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời hỗ trợ bộ máy tiêu hóa của trẻ ngăn ngừa các rối loạn đường ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc cần được các bác sĩ bắt mạch kê đơn cho phù hợp với từng trẻ.

2. Cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn.

Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, vì điều này có thể khiến bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn.

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp, có thể các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc trị táo bón, thuốc tiêu chảy, thuốc chữa đầy bụng khó tiêu, thuốc chống co thắt, men tiêu hóa, men vi sinh nếu thấy cần thiết.

Để dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý:

  • Nên đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, để được phát hiện, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
  • Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
  • Trong khi điều trị nếu trẻ có triệu chứng bất thường nào thì cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi:

  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, mệt, rất khát nước.
  • Trẻ nôn liên tục, sốt cao khó hạ.
  • Trẻ đi tiêu phân có máu, li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ có co giật.

3. Cách chăm sóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ tại nhà

Tại nhà các mẹ nên bù nước cho trẻ bằng các loại nước như nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt, vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ quá "thèm" thì có thể cho trẻ dùng, nhưng phải pha loãng ít nhất 3 - 4 lần.

Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị nôn thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ để giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ- Ảnh 2.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần chú ý cung cấp các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng với tối thiểu các nhóm dinh dưỡng gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, chất khoáng, vitamin…

Đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh, chế biến và bảo quản đúng cách để vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm vừa an toàn tốt cho sức tiêu hóa của trẻ.

Chế biến kĩ giúp trẻ dễ tiêu hơn, mềm, dễ ăn.

Đảm bảo trẻ được uống nhiều nước, bổ sung dung dịch bù nước và chia nhỏ bữa ăn để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi rối loạn tiêu hóa:

  • Nhóm đồ ăn nhanh thường khó tiêu, đầy bụng.
  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, bởi thường sẽ có chất bảo quản, không tốt cho cơ thể của trẻ.
  • Bánh kẹo, đồ ngọt và nước uống có gas.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy, táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, vì có thể khiến bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này.

4. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể chữa khỏi, thông thường vấn đề về tiêu hóa sẽ kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần hoặc thậm chí lâu hơn, tùy thuộc vào từng trường hợp. Dựa vào triệu chứng cụ thể để có biện pháp điều trị sớm rối loạn tiêu hóa.

5. Những lưu ý quan trọng đối với rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến không phân biệt độ tuổi và đối tượng. Tuy nhiên, có những nhóm nguy cơ đặc biệt cần được lưu ý là trẻ em và thanh thiếu niên: Rối loạn chức năng tiêu hóa và rối loạn nhu động thường xảy ra ở nhóm tuổi từ sơ sinh đến 18 tuổi. Rối loạn tiêu hóa chức năng chiếm ít nhất 40 - 50% trong số các trường hợp, chủ yếu liên quan đến đau bụng.

Một nghiên cứu toàn cầu cho thấy 40 - 70% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần. Một nghiên cứu khác trên 2879 trẻ dưới 12 tháng tuổi thì 50% trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa và 93 trẻ trong đó bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Nhìn chung, hầu hết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ nhẹ và biến mất nhanh chóng sau khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ phù hợp. Những dấu hiệu sau sẽ giúp cha mẹ nhận biết trẻ có vấn đề về tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn hay buồn nôn kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy hơi...

Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên không thuyên giảm mà tiến triển thành một số biểu hiện như nôn trớ nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần, có máu trong phân, đi tiêu nhiều lần hơn bình thường hoặc mót rặn khi đi tiêu… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt

6. Chi phí chữa bệnh

Ghi nhận thực tế tỷ lệ nhiều trẻ phải nhập viện khám bởi các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: Nôn trớ, đau bụng... tại các cơ sở y tế gia tăng. Tình trạng bị viêm đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn trở nên phổ biến ở trẻ em.

Theo ghi nhận có khoảng 3 đến 5 tỷ ca bệnh xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, phổ biến nhất là ở các quốc gia chưa được chăm sóc y tế đầy đủ và chủ yếu là ở trẻ em < 5 tuổi. Năm 2016 tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 8, xảy ra ở > 1,6 triệu người. Hơn 27% số ca tử vong này là ở trẻ em < 5 tuổi.

Tại Hoa Kỳ hơn 350 triệu trường hợp viêm dạ dày ruột truyền nhiễm xảy ra hàng năm, dẫn đến có 100 đến 300 trường hợp tử vong.

Khoảng 2% số trẻ em ở các nước phát triển sẽ phải nhập viện vào một thời điểm nào đó vì viêm dạ dày ruột cấp tính và mất nước. Tại Hoa Kỳ bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính chiếm khoảng 200.000 ca nhập viện và 1,5 triệu lượt khám ngoại trú với chi phí hơn 2 tỷ đô la.

Thông thường chi phí khám bệnh tiêu hóa dao động từ 200.000đ đến hơn 1 triệu đồng, tùy từng đơn vị y tế. Ngoài ra, tùy theo tình trạng của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, siêu âm, nội soi… nên chi phí sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ khác của cơ sở y tế thì sẽ mất thêm một khoản phí tương ứng với dịch vụ đó.

Chi phí khám bệnh tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn, tình trạng sức khỏe của người bệnh… Ngoài ra, nhu cầu của từng người cũng ảnh hưởng đến chi phí khám bệnh tiêu hóa.

4 lời khuyên cần biết khi mắc rối loạn tiêu hóa4 lời khuyên cần biết khi mắc rối loạn tiêu hóa

SKĐS - Rối loạn tiêu hóa là bệnh điển hình trong một số bệnh về đường tiêu hóa thường xuyên gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.


BS. Trần Anh Tuấn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn