Xét nghiệm máu phát hiện được bệnh gì?

22-07-2023 06:29 | Y học 360
google news

SKĐS - Mục đích của xét nghiệm máu là kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng các tế bào máu và đánh giá chất lượng của chúng.

Dựa trên kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân, xác định các bệnh lý cũng như xác định giai đoạn tiến triển, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn nguy cơ mắc phải.

Mục đích của xét nghiệm máu là kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng các tế bào máu và đánh giá chất lượng của chúng.

Mục đích của xét nghiệm máu là kiểm tra, phân tích, đo lường số lượng các tế bào máu và đánh giá chất lượng của chúng.

Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?

‎Về cơ bản, xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như:

  • Xét nghiệm công thức máu có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,…
  • Xét nghiệm đường máu: nhằm xác định nồng độ đường trong máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm mỡ máu: giúp đo hàm lượng cholesterol
  • Xét nghiệm men gan
  • Xét nghiệm chức năng thận: giúp đo hàm lượng ure và creatinin trong máu cho phép chẩn đoán bệnh lý về thận.

Các bác sĩ khuyến cáo bất kỳ ai cũng nên xét nghiệm máu định kỳ hằng năm, đặc biệt người cao tuổi, trẻ em đến tuổi trưởng thành, Xét nghiệm máu tổng quát định kỳ có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh tật để chữa trị kịp thời. Hoặc cảnh báo các bệnh mắc phải trong tương lai để có phương án điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, phòng tránh bệnh tốt hơn.

Xét nghiệm máu tổng quát thường phát hiện ra các bệnh:

  • Bệnh về máu

Xét nghiệm máu tổng quát có tác dụng phát hiện ra các bệnh về máu như:Bạch cầu tăng hoặc giảm về số lượng. Tế bào hồng cầu, tiểu cầu bất thường. Phát hiện hội chứng Thalassemia (tán máu bẩm sinh) hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.

  • Bệnh về gan thận

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra, đánh giá chức năng gan. Nếu hàm lượng creatinin và ure có trong máu bất thường thì nguy cơ cao bệnh nhân đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến gan như tăng men gan, viêm gan A, B, C, D, ung thư gan, xơ hóa gan,... Hay các bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, suy thận,...

  • Các bệnh về rối loạn chuyển hóa

Bệnh tiểu đường. Rối loạn chuyển hóa mỡ. Các bệnh về rối loạn nội tiết, hormone,...

  • Các bệnh liên quan đến canxi máu

Canxi là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, lượng canxi trong máu quá cao hay quá thấp có khả năng là dấu hiệu của các bệnh lý thận, vấn đề về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một vài rối loạn khác.

  • Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu

Các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol: Nồng độ cholesterol xấu gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.

Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

  • Bệnh lý khác

Dựa trên kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AIDS, một số bệnh về não như nhiễm trùng não hay thiếu máu não, nhiễm ký sinh trùng…

Ai nên xét nghiệm máu? Xét nghiệm máu phát hiện được bệnh gì? - Ảnh 3.

Cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm máu

Để cho kết quả xét nghiệm chính xác, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Nên nhịn ăn và làm xét nghiệm máu vào buổi sáng
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Tạm thời ngừng dùng thuốc điêu trị các bệnh mạn tính khi đi lấy máu.
  • Cũng giống như kết quả thử thai, kết quả xét nghiệm máu cũng có thể sai sót. Đôi khi, có những virus xuất hiện ngay sau khi bạn vừa xét nghiệm xong nên bạn vẫn có thể bị bệnh dù kết quả là âm tính. Vậy nên bạn hãy xét nghiệm lại nếu thấy các triệu chứng bất thường.
  • Nên thông báo cho bác sĩ biết tình hình sức khỏe của bản thân để có kết quả đúng hơn. Ngoài ra, hãy so sánh kết quả mới với các kết quả cũ hơn để theo dõi các chỉ số của mình.
  • Có thể uống nước lọc trong khi chờ được làm xét nghiệm để đảm bảo cơ thể không bị mất nước.
  • Nên xét nghiệm máu định kỳ mỗi 6 tháng.

Xem thêm video được quan tâm

Tại sao nhiều thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt tốt nghiệp THPT? | SKĐS


Bs Vũ Văn Tuấn
BV Đại học Y Hà Nội
Ý kiến của bạn