Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Sức đề kháng của trẻ yếu
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh,
- Chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đạm, đường, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất)
- Trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm nên chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài, không được xử lý triệt để có thể khiến trẻ lâm vào vòng tròn bệnh lý không dứt: sức đề kháng kém >> rối loạn tiêu hóa >> biếng ăn >> sức đề kháng kém. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Lời khuyên hữu ích giúp xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự chỉ định.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề trong quá trình xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:
Thay đổi chế độ ăn uống
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường bị đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn. Lâu dần, đường ruột sẽ "phản đối" thức ăn khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Bởi vậy, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý, vừa giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, vừa giúp cải thiện thể trạng cho trẻ.
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, béo, đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cần lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến và bảo quản đúng cách.
- Mẹ nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, nấu chín mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như: gạo, rau xanh, chuối, sữa chua, ngũ cốc, thịt gà…
- Với trẻ bị táo bón: Cho bé uống nhiều nước, tích cực bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây
- Với trẻ bị tiêu chảy: Tích cực bù nước cho trẻ bằng dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, hạn chế chất xơ.
- Cho trẻ ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, khó tiêu, nhiều dầu mỡ: xúc xích, pizza, thịt xông khói…
- Trẻ bị tiêu chảy cần hạn chế ăn nhiều chất xơ, các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…
- Trẻ bị táo bón cần hạn chế các thức ăn giàu tinh bột và chất béo
- Hạn chế cho trẻ dùng sữa và các thực phẩm từ sữa có chứa đường lactose
Giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ
Không chỉ đảm bảo vệ sinh thức ăn, mẹ cũng cần đảm bảo môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, phòng tránh virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:
- Tránh không cho trẻ mút tay, cho đồ chơi vào miệng
- Thường xuyên rửa tay sau khi chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh, trước khi ăn…
- Vệ sinh đồ chơi ít nhất 2 lần/tuần
- Người lớn khi tiếp xúc với trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Khuyến khích trẻ vận động tăng sức đề kháng
Sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Bởi vậy, hãy khuyến khích con chơi các trò chơi ngoài trời như đi xe, đáp bóng, đánh cầu lông… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Bổ sung Probiotics hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, khuyến khích trẻ vận động hay giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng nên được ưu tiên.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể phát triển nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học Biofilm, giúp bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng của trẻ khỏi các tác nhân gây hại, phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa.
Bacillus giúp sản sinh ra gần 70 loại kháng sinh sinh học tự nhiên có tác dụng ức chế và đào thải vi khuẩn gây hại, giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Bên cạnh đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme và vitamin, kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng, và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, Bacillus còn kích thích cơ thể tiết ra kháng thể IgA, giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích trong xử lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Thông tin chi tiết xem thêm tại website: www.livespo.com và nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi về rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể gọi điện đến hotline: 1900 8946 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.