1. Lợi ích sức khỏe của nước quế
- Tác dụng chống viêm: Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể trước các tổn thương. Tuy nhiên, tình trạng viêm lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh tim và đái tháo đường.
Nước quế chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm. Do đó, sử dụng thường xuyên có thể làm giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Quế chứa cinnamaldehyde và acid cinnamic có tác dụng bảo vệ tim mạch cùng với đặc tính chống viêm mạnh giúp ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh đó, nước quế có thể giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol, giảm cholesterol LDL "xấu", tăng cholesterol HDL "tốt", những yếu tố chính gây ra bệnh tim.
- Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu: Nước quế có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm tình trạng kháng insulin và làm chậm quá trình hấp thu đường.
Insulin là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu. Ở một số người, insulin không hoạt động tốt, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến do làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate và tăng cường hoạt động của insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ giảm cân: Nước quế giúp cải thiện hoạt động của insulin, ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu, nguyên nhân dẫn đến tích trữ chất béo. Bên cạnh đó, nước quế có thể hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng khả năng đốt cháy alo và giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, tiêu thụ nước quế giúp bạn cảm thấy no, hỗ trợ kiểm soát sự thèm ăn và giảm lượng calo nạp vào.
Ngoài các lợi ích trên, nước quế còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh nhờ cinnamaldehyde chống lại các mầm bệnh có hại, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng nước quế thường xuyên còn giúp giảm đau bụng kinh và triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nước quế còn được biết đến với khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh về não, ung thư và các bệnh do virus.
2. Cách làm nước quế
- Lấy miếng quế mài với nước rồi uống.
- Pha như pha trà bằng cách: Gọt quế thành những miếng mỏng, cho vào chén có nắp, tráng qua nước sôi (bỏ nước này đi), sau đó cho thêm nước sôi lần thứ hai, lần này chờ ngấm, để nguội mới uống. Uống hết lại pha nước sôi. Một lượt vỏ quế có thể pha 2-3 lần hoặc 5-6 lần nước, tùy vào từng loại quế.
3. Lưu ý khi dùng quế
Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, có hơi độc, vào 2 kinh can và thận. Quế được dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế, tiểu tiện bất lợi, trên nóng dưới lạnh, ung thư. Người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không dùng được.
Khi dùng quế cũng nên dùng với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều vì có thể dẫn đến tác dụng phụ, bao gồm tổn thương gan hoặc phản ứng dị ứng…
Mời bạn xem tiếp video:
Mùa mưa, nhâm nhi ly trà quế để hưởng nhiều lợi ích cho sức khỏe | SKĐS