Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác

10-05-2024 08:00 | Y học 360

Viêm mũi dị ứng thường khởi phát quanh năm hoặc theo mùa. Biết cách phân biệt viêm mũi dị ứng và bệnh hô hấp khác sẽ giúp điều trị đúng cách, chọn thuốc hỗ trợ phù hợp nhằm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bảo vệ sức khỏe an toàn.

Triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng như mạt bụi nhà, phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông thú, … Đây là tình trạng phản ứng dị ứng gây viêm ở đường hô hấp trên rất phổ biến.

Người bệnh viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, kích ứng và ngứa mũi, có thể kèm chảy nước mắt…, thỉnh thoảng xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, khó chịu và đau đầu. Viêm mũi dị ứng là bệnh đi kèm thường gặp ở bệnh nhân mắc hen suyễn, chàm hoặc viêm xoang mãn tính.

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác- Ảnh 1.

Viêm mũi dị ứng làm giảm chất lượng sống ở nhiều người (Ảnh PhotoAC)

Nếu không được điều trị, viêm mũi dị ứng có thể trở nên mãn tính và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn ở đường hô hấp như viêm mũi mãn tính và tắc nghẽn, viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính, viêm tai giữa …

Các triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng thường giống với với một số bệnh lý đường hô hấp khác như cảm lạnh, viêm phổi hoặc có liên quan đến một số bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn… nên dễ dẫn đến điều trị sai cách, khiến thời gian mắc bệnh kéo dài, hiệu quả điều trị kém, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, cần phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh lý hô hấp để biết cách chăm sóc sức khỏe an toàn:

Cảm lạnh: Cảm lạnh và viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng giống nhau là sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng thường không kèm đau họng hoặc ho. Trong khi cảm lạnh do siêu vi sẽ có triệu chứng này. Người bệnh viêm mũi dị ứng thường không sốt, còn cảm lạnh có thể có tình trạng sốt kèm theo. Tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa có thể kèm theo sưng mí mắt, xuất hiện vết thâm dưới mắt, trong khi cảm lạnh ít có các triệu chứng trên.

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác- Ảnh 2.

Phân biệt đúng triệu chứng viêm mũi dị ứng với các bệnh hô hấp khác giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. (Ảnh PhotoAC)

Viêm xoang: Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có nghẹt mũi. Viêm xoang không dị ứng không gây ngứa mũi. Triệu chứng nhận biết viêm xoang là chảy nước mũi màu vàng xanh, giảm khứu giác; nhức đầu, đau tai, sốt; ho dai dẳng và hơi thở có mùi. Viêm mũi dị ứng không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm xoang mãn tính, polyp mũi, viêm tai giữa, rối loạn giấc ngủ. Trong khi đó, viêm xoang dẫn đến biến chứng viêm mô tế bào, áp xe mặt, viêm tủy xương, viêm màng nào

Hen suyễn: người bệnh hen suyễn biểu hiện các đợt thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho; có thể kèm theo biểu hiện hắt hơi, sổ mũi nếu có kèm viêm mũi dị ứng.

Chọn đúng thuốc giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả

Thông thường, triệu chứng của viêm mũi di ứng sẽ tự giảm sau vài ngày khi tránh xa chất gây dị ứng. Tuy nhiên, với một số người, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện dai dẳng, tái phát thường xuyên .

Để điều trị cũng như giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, thì cần kết hợp nhiều phương pháp: giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng; thuốc giảm nghẹt mũi, thuốc kháng histamine H1, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mũi có corticosteroid…Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc này nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị đúng cách.

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác- Ảnh 3.

Telfor giúp làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng (Ảnh Telfor)

Bên cạnh đó, người bệnh có thể chuẩn bị sẵn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng không cần kê đơn để phòng khi cơn dị ứng ập đến một cách đột ngột, chẳng hạn như thuốc kháng histamine H1 thế hệ thứ 2 Telfor của Dược Hậu Giang.

Telfor chứa hoạt chất fexofenadine giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa mắt, mày đay mạn tính… mà ít tác động đến hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ, tránh ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập, sinh hoạt hằng ngày. Với hàm lượng 120mg hoặc 180mg, người trưởng thành chỉ cần 1 viên Telfor duy nhất có tác dụng kéo dài cả ngày.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền chất lượng chuẩn Japan-GMP, chất lượng đạt chuẩn tới từng viên, nên có thể an tâm sử dụng,

Ngoài ra, để tránh viêm mũi dị ứng tái phát, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng sạch sẽ, thông thoáng khí trời, tránh các vật nuôi, cây trồng gây dị ứng. Nếu làm việc trong môi trường có tác nhân gây dị ứng nên trang bị khẩu trang, đeo kính, và rửa mũi xoang, mắt sau khi về nhà… Khi có các dấu hiệu viêm mũi dị ứng nhưng chưa chắc chắn hoặc có các bệnh lý viêm xoang, hen suyễn đi kèm thì nên thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, bác sĩ Trịnh Hoàng Kim Tú – Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y dược TP HCM.

Phân biệt viêm mũi dị ứng với các bệnh về hô hấp khác- Ảnh 4.

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Địa chỉ: 228 Bis, Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

PV


Ý kiến của bạn