Cách cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

SKĐS - Gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa và cải thiện khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất...

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội, ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 2-4% trọng lượng của gan, nhưng trong bệnh gan nhiễm mỡ, tỷ lệ này ít nhất từ 5-10%.

Gan nhiễm mỡ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng bạn có thể thực hiện ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung các loại đồ uống hỗ trợ chức năng gan và tăng cường hoạt động thể chất.

1. Một số đồ uống giải độc hỗ trợ chức năng gan

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh thì uống đủ nước cũng giúp tăng cường chức năng gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ do cơ thể đủ nước sẽ loại bỏ độc tố nhanh hơn.

Một số loại nước uống bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống để giải độc, hỗ trợ gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ:

- Nước ép củ cải đường: Nước ép củ cải đường có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất cần thiết giúp giải độc gan, từ đó giúp loại bỏ chất béo, tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

- Trà nghệ: Trà nghệ giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp lưu thông máu và tăng cường sức khỏe gan. Uống trà nghệ cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

nghe

Nghệ giàu chất chống oxy hóa tốt cho gan.

- Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều catechin, một chất chống oxy hóa mạnh có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển của gan nhiễm mỡ.

- Nước chanh: Chanh có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp gan sản xuất enzyme glutathione. Enzyme này trung hòa độc tố trong gan, hỗ trợ giải độc.

Uống nước chanh hai hoặc ba lần một ngày trong vài tuần sẽ giúp giảm mỡ tích tụ trong gan, từ đó điều trị bệnh gan nhiễm mỡ một cách tự nhiên theo thời gian.

Home-Remedies-for-Fatty-Liver-Lemon

Chanh chứa nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giải độc và làm sạch gan.

2. Tăng cường hoạt động thể chất ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Tác dụng của tập thể dục giúp:

  • Giảm mỡ gan
  • Hỗ trợ giảm cân và quản lý cân nặng (giảm mỡ, tăng khối lượng cơ bắp)
  • Cải thiện chức năng tim mạch-hô hấp
  • Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp
  • Giảm cholesterol xấu
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp và sức bền
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài tập giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

- Tập thể dục nhịp điệu: Các hoạt động như đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, khiêu vũ và các môn thể thao đồng đội đặc biệt có lợi cho việc kiểm soát gan nhiễm mỡ và cũng cải thiện sức khỏe của tim, mạch máu...

- Các bài tập sức đề kháng: Chẳng hạn như nâng tạ, bài tập dây kháng lực, bài tập tim mạch có thể giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh, tăng cường khối cơ, giảm và duy trì cân nặng, ngăn ngừa và cải thiện gan nhiễm mỡ.

- Tập yoga: Các bài tập yoga hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát gan nhiễm mỡ và cải thiện chức năng gan. Một số bài tập bạn có thể áp dụng bao gồm:

+ Tư thế tam giác

  • Đứng thẳng, mở rộng hai chân, khoảng cách 3-4 bàn chân.
  • Đặt mũi chân trước thẳng về phía trước, mũi chân sau xoay góc 90 độ.
  • Nâng hai tay song song với sàn, lòng bàn tay úp xuống.
  • Hạ cánh tay phía chân trước xuống và nâng cánh tay phía chân sau lên phía trần nhà sao cho 2 tay tạo thành đường thẳng.
  • Nhẹ nhàng xoay cổ nhìn lên hoặc nhìn xuống.
  • Giữ tư thế trong tối đa 30 giây.
  • Lặp lại ở phía bên kia.
tu the tam giac

Tư thế tam giác.

+ Tư thế nhân sư:

  • Bắt đầu bằng cách nằm sấp, duỗi hai chân thẳng ra phía sau, rộng bằng hông, úp mu bàn chân xuống sàn.
  • Đặt khuỷu tay ngay dưới vai, ấn mạnh lòng bàn tay và cẳng tay xuống sàn.
  • Giữ lưng dưới, mông và đùi trong khi nâng thân trên và đầu lên.
  • Mắt nhìn thẳng và tập trung vào việc kéo dài cột sống.
  • Giữ tư thế này trong tối đa 1 phút.
tu the nhan su

Tư thế nhân sư.

+ Tư thế rắn hổ mang:

  • Nằm sấp với hai tay đặt dưới vai.
  • Áp khuỷu tay vào thân mình.
  • Hít vào và nâng đầu, ngực và vai lên.
  • Giữ khuỷu tay uốn cong nhẹ nhàng khi nâng và mở rộng ngực.
  • Hãy tập trung vào lưng dưới, bụng và đùi.
  • Giữ tối đa 30 giây.
  • Nhẹ nhàng thả lỏng tư thế.
  • Lặp lại 1–3 lần.
Cobra-pose-Bhujangasana-Esther-Ekhart

Tư thế rắn hổ mang.

+ Tư thế cánh cung:

  • Nằm sấp với cánh tay mở rộng sang hai bên.
  • Cong đầu gối và đưa tay ra sau để nắm lấy cổ chân hoặc mép ngoài mắt cá chân.
  • Nếu có thể, hãy nâng ngực và vai lên khỏi mặt đất.
  • Nhìn về phía trước và hít thở chậm, sâu.
  • Giữ tư thế trong tối đa 30 giây.
  • Lặp lại 1–2 lần.
tac-dung-cua-tu-the-canh-cung-trong-yoga-doi-voi-nguc-va-lung-02

Tư thế cánh cung.

+ Tư thế vặn người:

  • Bắt đầu ở tư thế ngồi. Đặt bàn chân phải ở bên ngoài đùi trái, hướng đầu gối phải về phía trước. Đưa chân trái ra bên ngoài đùi phải.
  • Đặt tay phải xuống sàn phía sau mông phải.
  • Di chuyển cánh tay trái ra bên ngoài chân phải và chạm vào đùi trái.
  • Nhẹ nhàng xoay thân mình và nhìn qua vai phải.
  • Giữ tư thế trong tối đa 1 phút.
  • Lặp lại ở phía đôi diện.
vặn người

Tư thế vặn người.

Mời bạn xem tiếp video:

Cải thiện gan nhiễm mỡ bằng cách đi bộ 22 phút mỗi ngày I SKĐS


Lê Mỹ Giang
Theo hindustantimes, netmeds
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn