Giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ chỉ với 22 phút đi bộ mỗi ngày

SKĐS - Tập thể dục có khả năng làm giảm gan nhiễm mỡ gấp 3,5 lần so với các phương pháp chăm sóc thông thường, một nghiên cứu mới cho thấy.

Bệnh gan nhiễm mỡ (hay còn gọi là gan nhiễm mỡ không do rượu) đề cập đến một loạt các tình trạng gây ra bởi chất béo trong gan. Mặc dù nó thường không gây ra vấn đề gì trong giai đoạn đầu, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí là ung thư...

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt nếu bạn có nhiều mỡ quanh eo. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, các cơ quan y tế khuyên, nên duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

photo-1676303763587

Chỉ 22 phút đi bộ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tiêu hóa Hoa Kỳ đã sử dụng 14 nghiên cứu tập trung vào các can thiệp tập thể dục, bao gồm 551 người tham gia mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Các nhà khoa học từ các trường đại học ở Hoa Kỳ đã đánh giá các dữ liệu như tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thay đổi trọng lượng cơ thể, tuân thủ các quy trình tập thể dục và mức độ mỡ gan đo được bằng MRI. Kết quả có ý nghĩa lâm sàng là phải giảm được 30% mỡ gan, được đo bằng MRI. 

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tập thể dục có khả năng tạo ra những kết quả này cao gấp 3,5 lần, so với các phương pháp chăm sóc thông thường.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã xác định 'liều lượng' tập thể dục tốt nhất là bao nhiêu, phát hiện ra rằng 39% bệnh nhân đạt hoặc vượt qua mức tương đương với 150 phút đi bộ nhanh hằng tuần hoặc ít nhất 22 phút mỗi ngày, có thể đạt đến ngưỡng gan khỏe mạnh này. Chỉ 26% những người tập thể dục ít hơn mức này đạt được điểm này.

Những phát hiện này ủng hộ số lượng bài tập được khuyến nghị bởi Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, Hiệp hội Nghiên cứu về Gan và NHS Châu Âu.

"Phát hiện của chúng tôi có thể giúp các bác sĩ tự tin kê đơn tập thể dục như một phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu", TS. Jonathan Stine, Trung tâm Y tế Penn State Health Milton S. Hershey, tác giả nghiên cứu cho biết.

Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu hiện có đã cho thấy rằng 150 phút tập thể dục mỗi tuần - hoặc ít nhất 22 phút mỗi ngày - là tối ưu có hiệu quả giảm gan nhiễm mỡ.

Có một lượng hoạt động thể chất mục tiêu để hướng tới, sẽ hữu ích cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phát triển các phương pháp tiếp cận cá nhân hóa, giúp bệnh nhân thay đổi lối sống và trở nên năng động hơn về thể chất.

Các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nên có lượng hoạt động hằng ngày. Ví dụ: Đi bộ nhanh hoặc đạp xe vừa phải 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Ngoài việc thừa cân, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Bị đái tháo đường type 2
  • Có một tình trạng ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin
  • Kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Mắc hội chứng chuyển hóa (sự kết hợp của bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì)
  • Trên 50 tuổi…

Bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhưng nếu trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể gây ra:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhức ở phía trên bên phải bụng (ở phía dưới bên phải của xương sườn)
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Yếu đuối
  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da
  • Sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân hoặc bụng (phù nề).

Nếu nghĩ mình bị bệnh gan nhiễm mỡ, cần đi khám để được tư vấn các biện pháp ứng phó phù hợp. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên bạn nên:

  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì; 
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh; 
  • Tập thể dục thường xuyên và bỏ thuốc lá…

Mời bạn xem thêm video:

4 Sai Lầm khi ăn cơm có thể khiến bạn mắc bệnh dạ dày - SKĐS

Trịnh Xuân Nguyên
(Theo EP)
Ý kiến của bạn