(SKDS) - 6 tháng sau khi nhậm chức Tổng thống, thái độ bình thản của ông François Hollande gây ngạc nhiên cho công luận. Những tín hiệu báo động kinh tế đang chuyển sang màu đỏ, những cảnh báo ở Pháp và nước ngoài ngày càng nhiều, nhưng Tổng thống Hollande không muốn hối thúc người Pháp cũng như đẩy nhanh các diễn tiến.
Tuy nhiên, theo tờ Le Monde, người đứng đầu nước Pháp phủ nhận việc ông đã đánh giá thấp sự suy thoái kinh tế và nhận về mình trách nhiệm chính trong cách thức xử lý khủng hoảng. Tổng thống Hollande cho biết: “Thực thi quyền lực hiện nay là rất khó khăn. Không có bất cứ một sự khoan thứ nào, một sự tôn trọng nào. Tuy nhiên, tôi hiểu điều này”. Với nụ cười trên môi, Tổng thống Hollande khẳng định: “Và vì tôi muốn điều này! Không chỉ vì lý do cá nhân, số phận cuộc đời. Mà bởi vì tôi nghĩ rằng đối với nước Pháp, việc tiến hành một sự chuyển biến này do cánh tả thực hiện thì tốt hơn và thông qua thương thuyết thì tốt hơn để có thể có một sự chuyển biến trong công bằng, không làm tổn hại người yếu đuối nhất cũng như không hạ thấp họ. Các lực lượng chính trị khác cũng có thể làm được điều này nhưng với cách thức tàn nhẫn”.
Tổng thống Pháp François Hollande trước mũi dùi báo chí. |
Cựu Thủ tướng cánh tả Đức Gerhard Schroder nói lên suy nghĩ mà Berlin cũng như nhiều Chính phủ khác không dám nói thẳng. Đó là: Nước Pháp sẽ không chỉ gặp các khó khăn nghiêm trọng mà Pháp còn có nguy cơ trở thành một bệnh nhân nặng mới của châu Âu, bởi Paris tránh né các vấn đề thực tế. Đặc biệt các công ty thẩm định tài chính, theo dõi chúng ta rất sát sao, có thể trừng phạt thái độ chậm trễ khó hiểu này. Ẩn mình trong Điện Elysée, François Hollande muốn chứng tỏ ông biết ông đang đi về hướng nào. Tuy nhiên, vấn đề là không ai biết nước Pháp hiện nay đi về đâu. |
Thực tế hiện nay mà nước Pháp đối mặt: nạn thất nghiệp lên đến hơn 3 triệu người và sẽ còn tăng thêm trong những tháng tới. Đất nước đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm nay. Chính phủ mới bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu trong điều kiện hết sức ngặt nghèo, bên cạnh đó là năng lực cạnh tranh yếu đe dọa sự sống còn của nền công nghiệp Pháp. Tổng thống Pháp hiểu rõ điều này, tuy nhiên, ông không thích sử dụng những từ gây sợ hãi, ông nói “sự chuyển đổi” thay vì “cú sốc”.
Chính vì thế, công luận nghi ngờ rằng, tân Tổng thống đã đánh giá thấp mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng. Nhiều dấu hiệu cho thấy, những người thân cận với Tổng thống Hollande rất lo ngại về cách phản ứng của Chính phủ Pháp. Ngày 20/10, cựu lãnh đạo đảng Xã hội Ségolène Royal, nguyên ứng cử viên Tổng thống năm 2007 và là vợ cũ của ông Hollande đã kêu gọi Tổng thống “tăng cường xung lực trong lãnh đạo”. Ngày 24/10, các Bộ trưởng thân cận với Tổng thống có cuộc họp đặc biệt để tìm giải pháp để lấy lại niềm tin của xã hội, trong bối cảnh uy tín của Tổng thống và Thủ tướng xuống thấp trong các thăm dò dư luận.
Việc hầu hết những người thân và các cộng sự của Tổng thống Pháp đều biết các nét tính cách đặc biệt của ông François Hollande: tinh thần lạc quan không lay chuyển, một chiến thuật gia thích lách qua các trở lực (hơn là đối đầu), một người đơn độc tự mình viết đi viết lại các diễn văn và tham khảo vô cùng kỹ lưỡng báo chí và có thể phản ứng ngay lập tức không nhất thiết phải nhờ đến bộ máy chính thức, một người có tinh thần thực dụng rất cao, không để bị trói buộc trong bất cứ con đường nào.
Báo chí nhận định, vừa mới đắc cử Tổng thống Pháp đã thành công trong các thương thuyết liên quan đến châu Âu. Lần đầu tiên kể từ 3 năm nay, mùa hè đã diễn ra bình yên tại châu Âu mà không có một khủng hoảng đáng kể nào. Vào mùa hè này, ông Hollande dường như đã hiểu được tính nghiêm trọng của khủng hoảng, nhưng cho rằng “người Pháp chưa nhận ra điều này”.
Hương Linh (Theo Le Figarro)