Tỉnh Ninh Thuận
Bà Phạm Thị Cẩm Vân (Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Thuận) cho biết, đại dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và công tác DS-KHHGĐ của tỉnh nói riêng. Các hoạt động phối hợp ban, ngành, đoàn thể được duy trì tốt nhưng các hoạt động tập trung đông người cần được hạn chế.
Do đó, công tác truyền thông gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tập trung tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Để duy trì thực hiện các mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm đội ngũ cán bộ làm công tác dân số quyết tâm nâng cao trách nhiệm, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, phải kể đến 1.250 cộng tác viên dân số luôn tích cực, năng nổ, bám sát địa bàn tham gia tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch lồng ghép các chính sách phát triển dân số.
Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh còn tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị như: Sở Giáo dục và Ðào tạo, Ðoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...chuyển tải các chính sách dân số thông qua mạng xã hội, nhóm zalo bằng những thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Cùng với việc chú trọng đổi mới phương thức truyền thông bằng cách đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, ngành còn duy trì hiệu quả các mô hình, đề án về nâng cao chất lượng dân số như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Chăm sóc SKSS và Tư vấn tiền hôn nhân; Can thiệp mất cân bằng giới tính khi sinh; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng.... Mặc dù hoạt động trong điều kiện kinh phí còn khó khăn, diễn biến dịch COVID-19 phức tạp nhưng Chi cục DS-KHHGĐ chủ động tham mưu, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu với nội dung sát tình hình, điều kiện thực tế ở cơ sở.
Nhờ vậy, người dân đã được tiếp cận với các chính sách dân số thuận lợi với nội dung và hình thức tuyên truyền về chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngày càng đa dạng. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 44.972 phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 115,7% so với kế hoạch đề ra. Thực hiện sàng lọc sơ sinh cho 2.233 trẻ, đạt 66,1% (trong đó có 2.176 trường hợp thực hiện xã hội hóa, xác định 9 trường hợp có nguy cơ thiếu men G6PD cao); sàng lọc trước sinh cho 866 phụ nữ mang thai, đạt 23,9%.
Ngoài ra, ngành còn triển khai sàng lọc bệnh tim bẩm sinh bằng máy đo độ bảo hòa Oxy trong máu miễn phí cho 3.600 trẻ. Thời gian tới, ngành Dân số tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, truyền thông đại chúng theo định hướng ưu tiên cho cơ sở, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, địa bàn đặc thù.
Tỉnh Nghệ An
Theo Phòng Dân số - Trung tâm Y tế huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An), để các thông điệp truyền thông có hiệu quả, cần chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ dân số thông qua đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân...
Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 rất phức tạp hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ làm công tác Dân số của huyện. Hiểu được từ thực tế đó đồi ngũ làm công tác dân số Quế Phong luôn luôn nhấn mạnh về các loại hình truyền thông dân số phải luôn đa dạng, đổi mới bằng các hình thức như: Truyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ, truyền thông gián tiếp và truyền thông qua mạng lưới điện tử như qua Facebook, zalo, tạo nhóm để xử lý công việc trực tiếp qua nhóm và truyền tải nội dung, thông điệp của cấp trên giao, Sử dụng loa phóng thanh xã tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước về dân số trong tình hình mới.
Tỉnh Thái Nguyên
Theo Trung tâm Y tế huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên), trong bối cảnh dịch COVID-19, Trung tâm đã chủ động triển khai các hoạt động như xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục trên hệ thống Đài huyện, loa phát thanh của xã, của xóm. Phát huy tối đa hoạt động truyền thông, vận động tại hộ gia dình thông qua đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản, dân số.
Do tình hình COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, trung tâm y tế huyện bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng chống COVID-19 chủ động xây dựng và triển khai chiến dịch đạt kết quả cao nhất. Quá trình tiếp xúc tư vấn đối tượng phải thực hiện nghiêm túc các bước phòng chống dịch theo khuyến cáo "nguyên tắc 5K" chung sống an toàn với dịch bệnh. Tiếp tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đưa nội dung thông tin về chiến dịch để tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên trong độ tuổi sinh đẻ…cùng với đó băng zôn, áp phích, tờ rơi, nước khử khuẩn, khẩu trang được trang bị tại các điểm tổ chức chiến dịch.
Ông Phạm Việt Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Bình cho biết. Đội ngũ viên chức dân số xã và cộng tác viên dân số ở các xã tổ chức chiến dịch đã lập danh sách những người có nhu cầu được cung cấp các gói dịch vụ trong chiến dịch, chuẩn bị địa điểm, lịch khám và giấy mời theo khung thời gian cụ thể cho từng xóm để tránh tập trung đông người đảm bảo an toàn cho người dân trong việc phòng chống COVID-19.