Tại các vùng đồi núi của thành phố Huế, đặc biệt là tại các huyện như Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy… rất nổi tiếng có loại nấm tràm. Đây là loại nấm mọc tự nhiên dưới những cánh rừng tràm.
Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa vì vậy thời gian có bán nấm tràm cũng phụ thuộc vào mùa mưa. Người dân sẽ tới những cánh rừng tràm để nhặt nấm này về bán, trung bình mỗi kg bán tại chợ dân sinh có giá khoảng 40 - 50.000 đồng.
Ảnh minh họa.
Nấm tràm này có hình dáng khá lạ, tai màu tím nhạt, thân tròn và béo múp. Mỗi cây nấm sẽ có thích thước khác nhau nên khi thu hoạch rổ nấm to nhỏ, không đều. Một điểm đặc biệt của nấm tràm là có vị đắng ngắt, nếu không biết chế biến sẽ rất khó ăn.
Tuy khó ăn nhưng nấm tràm lại là loại thực phẩm có dinh dưỡng cao, khi ăn vào người sẽ được bồi bổ, khỏe và an thần, ngủ ngon. Ngoài ra nó còn chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng bồi bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó, vị đắng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Không chỉ có bà con ở những vùng quê chờ đến mùa nấm tràm để hái, mà người ở phố sành ăn họ cũng chờ đến tháng mưa dầm để thưởng thức thứ nấm đặc biệt trời ban. Nhiều người đặt mua online nấm tràm tới cả chục cân để tủ lạnh nấu hoặc phơi khô để đun uống dùng dần vì nếu lỡ vụ này có thể phải chờ đến năm sau mới có thể thưởng thức.
Tuy có vị đắng tưởng khó ăn nhưng nấm tràm lại chế biến được nhiều món ăn đặc sản như: nấm tràm kho tiêu, canh tập tàng nấm tràm, cháo nấm tràm, nấm tràm um tôm thịt... Để giảm bớt vị đắng của nấm, người nội trợ sẽ rửa nấm qua nước muối trước khi chế biến.
Nấm tràm có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Ảnh minh họa.
Xem thêm video đang được quan tâm
Xúc động nghe Wendy Phạm con gái Phi Nhung hát tặng mẹ Không ai yêu mẹ bằng con