Chuyện kể về những người phụ nữ quả cảm khiến hàng triệu trái tim rung động

22-11-2021 21:31 | Đời sống
google news

SKĐS - Đó là câu chuyện của cụ bà 100 tuổi miệt mài làm những sản phẩm có từ thời nhà Nguyễn, hay cô gái trẻ Khánh Thương - dù đang mang trong mình căn bệnh ung thư vú nhưng vẫn giúp đỡ những phận người có hoàn cảnh như cô...

Clip 'mẹ trong mắt con' rung động trái tim triệu người xemClip "mẹ trong mắt con" rung động trái tim triệu người xem

Thu hút hơn 3 triệu lượt xem trên Youtube, đoạn phim ngắn hơn 2 phút có tên 3 Queens của nhà làm phim Matt Bieler người Mỹ lấy bối cảnh chân thực tại 3 ngôi nhà ở những thành phố khác nhau. Qua con mắt của những đứa trẻ, mẹ không chỉ là người đã sinh thành, mà còn là một bác sĩ cừ khôi, một người đọc truyện hấp dẫn, một đầu bếp siêu hạng,…và nhiều hơn thế nữa. Theo Youtube

"Phụ nữ Pháp ngữ- phụ nữ kiên cường" là chủ đề của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay. Với chủ đề này, cuộc thi thường niên "Phóng viên trẻ Pháp ngữ" lần thứ 6 nhằm khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của phụ nữ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, về bình đẳng giới.

Ông Chékou Oussouman, Trưởng đại diện khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) chia sẻ: "Đây là chủ đề đặc biệt cho một năm đặc biệt. Các tác phẩm dự thi phản ánh sự dấn thân,  dũng cảm của phụ nữ để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn".

Những câu chuyện kể về những người phụ nữ giàu nghị lực này "đốn tim" hàng triệu người.

Mong ước một tương lai màu hồng cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú

"Từ lâu, người ta đã biết ung thư là một căn bệnh khủng khiếp cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Ở phụ nữ, ung thư vú là phổ biến nhất. Mới đây, căn bệnh quái ác đã cướp đi sinh mạng của Nguyễn Khánh Thương, một cô gái trẻ đầy nhiệt huyết, người đã dành hết “ngọn lửa tuổi trẻ” của mình để giúp đỡ tất cả những người như cô, đang chiến đấu với căn bệnh quái ác này. 

Thông qua “Mạng lưới ung thư vú Việt Nam” do cô sáng lập, ngọn lửa trong cô vẫn chưa bị dập tắt, thậm chí còn được truyền sang người em gái nhỏ của mình, Nguyễn Thủy Tiên,  đồng sáng lập tổ chức này." Đây là trích đoạn mở đầu bài viết tiếng Pháp của Nguyễn Lê Diệu Thư và Lê Trọng Tường Uyên, sinh viên Đại học KHXH&NV thành phố HCM.

Những người phụ nữ giàu nghị lực làm nên nét đẹp cho đời, khiến trái tim hàng triệu người rung động - Ảnh 2.

Nguyễn Thủy Tiên, đồng sáng lập Mạng lưới ung thư vú Việt Nam hy sinh mái tóc của mình để đồng hành cùng bệnh nhân ung thư vú.

Hai sinh viên này đã giành giải nhất cuộc thi "Phóng viên trẻ Pháp ngữ" lần thứ 6 với bài viết mang tên "Mong ước một tương lai màu hồng cho những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú".

Bài viết đầy cảm động kể về hạt giống đầu tiên của "Mạng lưới ung thư vú Việt Nam", gieo mầm hy vọng cho những người phụ nữ mắc căn bệnh quái ác, đã lấy đi nước mắt của nhiều người.

"Cách đây vài năm, Thủy Tiên quyết định gác lại sự nghiệp để chăm sóc chị gái Khánh Thương đang mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 4. Tin dữ ập đến với gia đình bởi Thương đang sống một tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống. Mặc dù những ngày tiên lượng sống của Thương không còn nhiều, hai chị em đã dồn hết tâm sức vào dự án "Mạng lưới ung thư vú", để giúp nâng cao nhận thức của phụ nữ trong việc phòng ngừa và tầm soát sớm căn bệnh này. Thông qua chuyện kể về số phận và nghị lực vượt lên số phận để làm nên những điều tốt đẹp cho đời, bài viết thắp lên những tia sáng hy vọng về tình yêu thương, tình cảm ấm áp giữa những người thân trong gia đình, sự tương trợ xã hội.

Các bạn trẻ quyên góp tóc cho Thư viện tóc giả

Các bạn trẻ quyên góp tóc cho Thư viện tóc giả

"Về phần tặng tóc, toàn bộ số tóc quyên góp được trong chương trình đều được gửi đến “Thư viện tóc giả” để gia công bộ tóc cho các bệnh nhi ung thư. Để có thể hiến tóc, bạn phải đáp ứng một số điều kiện đơn giản như tóc của bạn không phải là tóc giả hoặc tóc nối, tóc phải dài ít nhất 25cm. Cho dù tóc bạn là tóc nhuộm hay tóc xoăn, tóc chẻ ngọn, hãy yên tâm rằng chúng tôi sẽ không để bất kỳ sợi tóc nào bị lãng phí, tóc của bạn chắc chắn sẽ rất quý giá đối với những bệnh nhân ung thư của chúng tôi."

Từ câu chuyện về sự ra đời của mạng lưới, cho đến những thành viên tích cực tham gia, và hoạt động ý nghĩa như quyên góp tóc, tặng tóc, bài viết thấm đẫm tính nhân văn và tình cảm ấm áp.

"Ung thư vú cướp đi rất nhiều thứ của người phụ nữ, từ mái tóc duyên dáng, một cơ thể khỏe mạnh, một bộ ngực đẹp, và quan trọng nhất, trong rất nhiều trường hợp, là cả một tương lai tươi sáng.

Không ai có thể làm được điều kỳ diệu ngoại trừ sự tiến bộ của khoa học. Nhưng mỗi chúng ta có thể mang đến một tinh thần lạc quan vui vẻ, có thể trở thành sức mạnh để chống chọi với bệnh tật một cách hiệu quả hơn."

Những câu chuyện kể "hạt giống tâm hồn" của các bạn dự thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ đã thực sự tôn vinh giá trị và nét đẹp của người phụ nữ, đó là không bao giờ từ bỏ, là luôn yêu thương và mang màu hồng đến với cuộc đời.

Người phụ nữ 100 tuổi vẫn miệt mài làm đệm tựa bằng tay từ thời Triều Nguyễn

"Sinh vào cuối triều Nguyễn, bà là cháu gái của vua Minh Mạng. Năm 1955, bà may mắn được gặp Thái hậu Từ Cung (mẹ của vị Hoàng đế cuối cùng Bảo Đại) nổi tiếng. Một hôm, người ta đưa bà đến Văn Miếu (một địa điểm trong Kinh thành Huế) bà bày tỏ mong muốn được sửa chữa một số đệm kê tay bị hư hỏng trong phòng thờ. Từ lúc này, bà bắt đầu có hứng thú với chiếc gối. Bà có một tình yêu lớn đối với công việc này và tài năng nghề nghiệp của bà không ngừng phát triển."

Công Tôn Nữ cuối cùng, người lưu lại nét đẹp của đất nước con rồng cháu tiên

Công Tôn Nữ cuối cùng, người lưu lại nét đẹp của đất nước con rồng cháu tiên

Đây là đoạn giới thiệu về "Chân dung Công Tôn Nữ cuối cùng". Bài viết kể về câu chuyện của Công Huyền Tôn Nữ Trí Huệ, người phụ nữ 100 tuổi vẫn miệt mài làm đệm tựa bằng tay vốn để cung cấp cho các thành viên của triều đình nhà Nguyễn. Bài viết của Nguyễn Đức Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thùy Trang đến từ Huế đã giành giải nhì.

Cụ bà 100 tuổi Công Tôn Nữ Trí Huệ- cháu gái của vua Minh Mạng vẫn ngày ngày làm sản phẩm thủ công lưu truyền từ thời Triều Nguyễn

Cụ bà 100 tuổi Công Tôn Nữ Trí Huệ- cháu gái của vua Minh Mạng vẫn ngày ngày làm sản phẩm thủ công lưu truyền từ thời Triều Nguyễn

Bài viết cho thấy chân dung một người phụ nữ đặc biệt ghi dấu ấn trong lịch sử và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của Triều Nguyễn đến thế hệ mai sau.

Sống là không bao giờ bỏ cuộc

"Nguyễn Thị Thu Thương (38 tuổi, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) không cúi đầu trước số phận. Như một bông hoa hướng dương, cô luôn lạc quan và trở thành nguồn cảm hứng mang lại hy vọng cho những người khuyết tật. Với chiều cao chỉ 80 cm, Thương từ nhỏ đã phải chịu thiệt thòi .."

"Sống là không bao giờ bỏ cuộc" chính là bài viết đoạt Giải 3 của bạn Nguyễn Thị Thu Huyền, sinh viên Đại học Hà Nội. Bài viết của  Huyền đã khắc họa nét đẹp nghị lực và tâm hồn của "bông hoa hướng dương" Nguyễn Thị Thu Thương, người chỉ cao như một em bé.

"Kể từ khi sinh ra, Thương đã không thể tự mình di chuyển và phải tìm đến sự giúp đỡ của những người thân xung quanh. Chỉ một cú vấp ngã cũng đủ khiến Thương gãy xương bất cứ lúc nào, thậm chí phải nằm liệt giường hàng tháng trời.

Ước mơ được đến trường như những đứa trẻ khác của cô bé đã không bao giờ thành hiện thực. Vào lớp được vài ngày, Thương phải nghỉ học vì lý do sức khỏe.

Nguyễn Thị Thu Thương, cô gái tý hon với phương châm "Sông là không bao giờ bỏ cuộc"

Nguyễn Thị Thu Thương, cô gái tý hon với phương châm "Sống là không bao giờ bỏ cuộc"

Cuộc đời tôi giống như một bộ phim. Đó là một quá trình rất vất vả, cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc.
Nguyễn Thị Thu Thương

"Không mất tự tin vào cuộc sống, Thương nhờ gia đình và các tình nguyện viên dạy văn hóa, ngoại ngữ, vi tính tại nhà. Từng chút một, cô gái kiên cường đã xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Ở tuổi 20, tình yêu với gia đình và niềm đam mê với nghề thủ công đã thôi thúc cô phát triển dự án của riêng mình. Sau một năm học tại trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, cô gái trẻ bắt tay tạo ra những sản phẩm handmade đầu tiên của mình. Những đồ vật này vốn dĩ đòi hỏi rất nhiều công sức, sự kỹ lưỡng và khéo léo. Với những người khuyết tật như Thương, việc làm ra sản phẩm không hề đơn giản và mất nhiều thời gian. Có ngày, đôi bàn tay nhỏ bé của cô co quắp đến cứng đờ, cô vẫn không bao giờ bỏ cuộc. Cuối cùng, những nỗ lực của cô giờ đã đơm hoa kết trái. Thương chia sẻ: "Mình không thể nào quên được khoảnh khắc khi mình bán được những món đồ đầu tiên. "

Những tác phẩm dự thi Pháp ngữ năm nay đã góp phần đưa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam "công dung ngôn hạnh" đến với bạn bè thế giới. Những người phụ nữ này giúp chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu người hơn.

Lê Trọng Tường Uyên và Nguyễn Lê Diệu Thu_Giải nhất Phóng viên trẻ Pháp ngữ

Lê Trọng Tường Uyên và Nguyễn Lê Diệu Thu_Giải nhất Phóng viên trẻ Pháp ngữ


Nguyễn Đức Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thùy Trang, Giải nhì Phóng viên trẻ Pháp ngữ

Nguyễn Đức Minh Hoàng và Nguyễn Thị Thùy Trang, Giải nhì Phóng viên trẻ Pháp ngữ

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cuộc thi "Phóng viên trẻ Pháp ngữ" lần thứ 6 này đã nhận được 135 bài dự thi của 122 tác giả và nhóm tác giả đến từ các tỉnh thành của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Ban Giám khảo rất ấn tượng bởi kỹ năng diễn đạt cũng như trình độ tiếng Pháp của những sinh viên Việt Nam.

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thay vì tổ chức lễ trao giải trực tiếp, Ban tổ chức đã thực hiện một video clip nhằm giới thiệu cuộc thi và công bố giải thưởng.

Nghẹn ngào những hình ảnh trong đêm tưởng niệm đồng bào tử vong & cán bộ chiến sĩ hi sinh trong đại dịch


Nguyễn Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn