Mô hình 'Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái' góp phần đẩy lùi tư tưởng 'trọng nam khinh nữ'

19-12-2021 15:01 | Xã hội
google news

SKĐS - “Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái” áp dụng đã tạo chuyển biến tích cực nhận thức, hành vi của người dân trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội. Đồng thời cũng đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", mất cân bằng giới tính khi sinh.

Nâng cao quyền phụ nữ, trẻ em gái giúp đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ"

Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; Giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là việc làm cấp bách để đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 109 bé trai/100 bé gái.

Các chuyên gia nhận định, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ bất bình đẳng giữa nam và nữa. Đó là vì tâm lý ưa thích con trai còn hằn sâu trong bộ phận không nhỏ của người dân. Bởi vậy, để nâng cao vị thế của phụ nữ, giúp họ được đối xử công bằng là điều rất quan trọng. Từ đó sẽ góp phần vào việc giảm thiểu lựa chọn giới tính khi sinh.

Mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" góp phần đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ" - Ảnh 1.

Tại nhiều địa phương tổ chức hội thảo truyền truyền cam kết thực hiện không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Ảnh: Tứ Thắng

Để đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", ngay từ năm 2015, Tổng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã có Quyết định 178/QĐ-TCDS về việc phê duyệt mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái".

Mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" đã đem lại kết quả đáng ghi nhận, được xem giải pháp cho việc nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tại nhiều tỉnh thành, mô hình đã mang lại kết quả cao trong thực hiện bình đẳng giới và đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ".

Ngoài Thái Bình, mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" cũng đã được triển khai có hiệu quả ở một số tỉnh, thành như: Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Nam, Sơn La…

Tại Sơn La đã triển khai Mô hình thí điểm "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" thông qua tổ chức các hoạt động tại 4 xã (Mường Sang, Đông Sang, Chiềng Sơn, Chiềng Hắc).

  • 4 trường THPT và THCS của huyện Mộc Châu về: Bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
  • Thành lập câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu tại 4 trường, tổ chức sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề.
  • Xây dựng 4 câu lạc bộ trẻ em gái tiêu biểu, 4 góc sinh hoạt dành cho trẻ em gái tại 1 trường THPT và 3 trường THCS.
  • Hàng năm tổ chức tuyên truyền và ký cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi, không sinh con thứ 3 trở lên cho các cặp vợ chồng trẻ.
Mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" góp phần đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ" - Ảnh 2.

Nâng cao quyền phụ nữ, trẻ em gái giúp đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ảnh: Tứ Thắng

Ngoài việc tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng các câu lạc bộ tại các thôn, làng, trường học, chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các tỉnh cũng thường xuyên tổ chức trao quà cho trẻ em trong các gia đình sinh 2 con một bề là gái có thành tích cao trong học tập; trao quà cho gia đình sinh 2 con gái thực hiện hiệu quả mô hình… Từ đó nhằm khích lệ, động viên và nêu gương cho các gia đình khác trong thôn xóm.

Tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái"

Các chuyên gia về dân số nhận định, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" tại nhiều địa phương hơn nữa, nhất là địa phương đang có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Trong thời gian qua, để đẩy mạnh hoạt động của mô hình, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động, đẩy mạnh truyền thông với nhiều hình thức thiết thực, phong phú.

Mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" góp phần đẩy lùi tư tưởng "trọng nam khinh nữ" - Ảnh 3.

Các hoạt động của mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" triển khai tại các địa phương

Các hoạt động như: Tổ chức hội thảo ký cam kết thực hiện không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

Gặp mặt, nêu gương gia đình sinh con một bề là gái có con thành đạt, nuôi dưỡng, chăm sóc bố mẹ già;

Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nam nông dân, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng về bình đẳng giới và vấn đề giới tính khi sinh tại cộng đồng;

Tổ chức phối hợp truyền thông trực tiếp trong các buổi họp của xã như họp ban, ngành, đoàn thể... Các nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề như nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, giải pháp khắc phục; quy định của pháp luật xử lý vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, bình đẳng giới, bạo lực gia đình…

Các cán bộ, cộng tác viên làm công tác dân số qua thực tiễn nhận định mô hình "Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái" góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Vị thế của phụ nữ từ đó được nâng cao, giảm đi tâm lý thích con trai cùng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Nhiều học sinh, sinh viên nữ đã biết quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao sức khỏe… qua các buổi tuyên truyền trong trường học.

Bất bình đẳng giới từ những thách thức mang tính văn hóa và tình trạng mất cân bằng giới tínhBất bình đẳng giới từ những thách thức mang tính văn hóa và tình trạng mất cân bằng giới tính

SKĐS - Trong thời gian gần đây tình trạng bình đẳng giới ở nước ta đã có nhiều tiến bộ nhưng bất bình đẳng giới vẫn còn khá phổ biến ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có vấn đề định kiến giới đối với phụ nữ và trẻ em gái gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Xem thêm video đang được quan tâm:


Tùng Lâm
Ý kiến của bạn