Hà Nội

Cách khắc phục loãng xương do dùng corticoid trị viêm loét đại tràng

20-04-2024 20:57 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Corticoid là một trong những nhóm thuốc dùng điều trị viêm loét đại tràng, nhưng lại gây ra một số tác dụng phụ trong đó có loãng xương. Vậy khắc phục thế nào?

Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quảLoãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả

SKĐS - Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người luống tuổi, diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người lầm tưởng rằng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ. Thực tế loãng xương có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy loãng xương khi nào cần đi khám; biện pháp nào phòng ngừa hiệu quả?

1. Loãng xương nguy hiểm thế nào?

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ chất khoáng trong xương kèm suy giảm cấu trúc xương, khiến xương yếu và dễ bị gãy hơn. 

Các tổn thương hay gặp nhất là ở cột sống, thắt lưng, cổ tay và khớp háng. Chứng loãng xương thường không được phát hiện trong nhiều năm.

Cách khắc phục loãng xương do dùng corticoid trị viêm loét đại tràng- Ảnh 2.

Loãng xương có thể gây mất xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Các thuốc corticoid như: Prednisone, budesonide, methylprednisolone và hydrocortisone... là thuốc điều trị viêm loét đại tràng khá hiệu quả nếu sử dụng hợp lý và đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng chỉ định, lạm dụng trong thời gian dài, có thể gây ra loãng xương và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. 

Nguyên nhân là khi corticoid tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng ức chế sự hình thành protein collagen, ảnh hưởng đến sự lắng đọng xương, giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể, giảm mật độ xương và tăng hủy xương.

Ngoài ra, chính tình trạng viêm cũng khiến người bệnh dễ bị mất khối lượng xương. Khi xương yếu đi sẽ có nhiều khả năng dễ bị gãy hơn.

2. Phòng ngừa và khắc phục loãng xương do corticoid trị viêm loét đại tràng

Khi đang điều trị viêm loét đại tràng, để tránh nguy cơ loãng xương do thuốc corticoid nên thực hiện:

- Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Nếu bị viêm loét đại tràng và đang dùng glucocorticoid để điều trị, tốt nhất nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên để được đánh giá tình trạng xương, từ đó có cách xử trí kịp thời.

- Bổ sung canxi: Nên có chế độ ăn giàu canxi. Nguồn canxi tốt nhất là các sản phẩm từ sữa, như sữa, sữa chua và phô mai... Bổ sung canxi khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. 

- Bổ sung vitamin D: Vitamin D rất cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thông thường, vitamin D được cơ thể tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Với những trường hợp không nhận đủ ánh nắng tự nhiên, nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa tăng cường, dầu cá, gan hoặc uống 800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét đại tràng nên dùng vitamin tổng hợp. Với những bệnh nhân có lượng vitamin D thấp, nên bổ sung vitamin D để đạt được mức trên 30 nanogram mỗi mililit máu (ng/mL).

Cách khắc phục loãng xương do dùng corticoid trị viêm loét đại tràng- Ảnh 3.

Corticoid có thể gây loãng xương khi dùng lâu dài...

- Hạn chế uống rượu: Thói quen uống rượu có thể làm cản trở khả năng phát triển xương mới và thay thế các mô xương của cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Không những thế, uống rượu còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm loét đại tràng. 

- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương và có hại cho sức khỏe tổng thể. Hút thuốc lá làm giảm mật độ xương, phá hủy dần các tế bào xương, đồng thời cản trở quá trình phát triển của xương. Không những thế, chất nicotine trong thuốc lá còn khiến xương giòn, dễ gãy hơn.

Nếu bỏ hút thuốc, có thể giảm nguy cơ mất mật độ xương và bệnh lý khác.

- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập chịu trọng lượng giúp hình thành xương và duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nếu bị gãy xương do loãng xương hoặc có nguy cơ bị gãy xương, cần tránh các bài tập có tác động mạnh. 

Một số bài tập giúp cải thiện sức khỏe xương như khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, đi bộ đường dài, chạy bộ hoặc quần vợt. Các bài tập có cường độ thấp như sử dụng máy hình elip hoặc đi bộ nhanh trên máy chạy bộ cũng có thể giúp xương chắc khỏe và là lựa chọn thay thế an toàn nếu không thể thực hiện được các bài tập có cường độ cao.

- Điều trị bệnh loãng xương: Khi phát hiện bị loãng xương, nên áp dụng liệu pháp thích hợp để giảm nguy cơ bị gãy xương. Có thể sử dụng các loại thuốc giúp tăng cường sức khỏe của xương, như thuốc bisphosphonate dùng 1 lần/tuần. Đây là thuốc được phê duyệt để điều trị bệnh loãng xương do corticosteroid gây ra.

Xem thêm video đang được quan tâm:

5 loại thực phẩm tuyệt đối tránh khi bị loãng xương.

BS. Đặng Xuân Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn