Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ loãng xương do steroid?

30-09-2022 15:02 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Việc sử dụng các thuốc steroid kéo dài làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Vậy khắc phục tình trạng này như thế nào khi bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc để điều trị bệnh.

Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quảLoãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả

SKĐS - Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người luống tuổi, diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người lầm tưởng rằng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ. Thực tế loãng xương có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy loãng xương khi nào cần đi khám; biện pháp nào phòng ngừa hiệu quả?

Sử dụng steroid lâu dài sẽ làm tăng khả năng loãng xương

Steroid (hay corticosteroid) là thuốc giảm đau, chống viêm, thường dùng trong điều trị các bệnh thấp khớp (như viêm khớp dạng thấp) và các bệnh mãn tính khác (bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng, dị ứng, hen suyễn, suy tim…).

Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc này kéo dài sẽ gây hại cho mật độ khoáng của xương và chất lượng xương, dẫn đến loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân là do steroid có xu hướng làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và đồng thời làm tăng tốc độ phân hủy của xương.

photo-1664455945060

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, mật độ khoáng trong xương giảm dần, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương, dễ gãy hơn.

Loãng xương xảy ra nhanh nhất trong 6 tháng đầu sau khi bắt đầu uống steroid. Gãy xương xảy ra ở khoảng 50% người sử dụng steroid lâu dài, ngay cả liều thấp 2,5 mg prednisolone (một steroid) mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Ở dạng hít, steroid ít gây loãng xương hơn đường uống. Steroid dùng bôi tại chỗ dưới dạng kem, thuốc mỡ trong vài ngày không liên quan đến việc loãng xương.

Ngoài nguyên nhân do sử dụng steroid kéo dài, nguy cơ gãy xương còn do các yếu tố khác như: Tiền sử ngã hoặc gãy xương, trọng lượng cơ thể thấp hoặc suy dinh dưỡng, sử dụng rượu, hút thuốc…

photo-1664455949758

Sử dụng steroid kéo dài có thể gây loãng xương.

Làm gì để giảm nguy cơ gãy xương?

Nguy cơ gãy xương sẽ giảm nhanh chóng nếu ngừng sử dụng steroid. Ngoài ra, có thể áp dụng liệu pháp tuần tự bằng cách bắt đầu với một loại thuốc, sau một thời gian có thể chuyển sang loại thuốc khác.

Mới đây, Trường cao đẳng thấp khớp Hoa Kỳ đã cập nhật hướng dẫn cách quản lý loãng xương do dùng steroid. Trong đó nhấn mạnh, áp dụng liệu pháp tuần tự sẽ giúp tăng mật độ xương nhiều hơn so với liệu pháp chỉ với một loại thuốc, đồng thời duy trì sự gia tăng về khối lượng xương và sức mạnh của xương.

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, mật độ khoáng trong xương giảm dần, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương, dễ gãy hơn.

Liệu pháp tuần tự bao gồm:

- Thuốc tymlos (abaloparatide) và evenity (romosozumab): Hai thuốc này đã được bổ sung vào trong lựa chọn điều trị cho những người bị loãng xương. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa mất xương, làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Thuốc khởi phát và bù đắp xương nhanh hơn so với các liệu pháp trước đây.

- Sử dụng bisphosphonate sau khi ngừng sử dụng các chất đồng hóa có thể ngăn ngừa mất xương và nguy cơ gãy xương.

- Thuốc prolia (denosumab): Dùng trong trường hợp có nguy cơ gãy xương cao không thể dùng thuốc trị loãng xương khác hoặc các thuốc khác không có tác dụng. Trong một số trường hợp, thuốc có thể được sử dụng sau khi bệnh nhân đã hoàn thành một đợt điều trị bằng tymlos hoặc evenity.

- Thuốc forteo (teriparatide), một loại thuốc điều trị loãng xương được phê duyệt vào năm 2002, cũng có thể tăng mật độ xương.

Lưu ý, thuốc prolia (denosumab) và forteo (teriparatidte) cũng có liên quan đến giảm mật độ xương quá mức và tăng nguy cơ gãy xương sau khi ngưng sử dụng.

Một số lưu ý

Để giảm thiểu loãng xương khi dùng steroid nên:

- Hạn chế sử dụng thuốc steroid một cách triệt để đảm bảo an toàn và tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn.

- Trong trường hợp phải điều trị dùng steroid kéo hoặc liều lượng cao, cần đánh giá nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân ít nhất sau 6 tháng dùng thuốc.

Trong điều trị loãng xương, một số loại thuốc hoạt động tốt hơn những loại thuốc khác. Tuy nhiên, đôi khi dùng một loại thuốc là không đủ, do đó, thay vì lựa chọn một loại thuốc tốt nhất để giảm nguy cơ gãy xương, việc áp dụng liệu pháp tuần tự sẽ giúp điều trị loãng xương hiệu quả hơn, đồng thời phát huy tác dụng của các loại thuốc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Adenovirus có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Ngọc Nguyễn
(Theo everydayhealth)
Ý kiến của bạn