Tuy nhiên, việc ngừng sử dụng thuốc này có thể xuất hiện tác dụng nghịch làm gia tăng một số chỉ dấu nói trên so với trước khi dùng thuốc, từ đó gia tăng nguy cơ gãy xương và có thể cần liệu pháp điều trị tiếp nối.
Ngừng sử dụng thuốc trị loãng xương có thể gia tăng nguy cơ gãy xương.
Một phân tích mới đây của Trường đại học British Columbia, Vancouver, Canada đã xác định được yếu tố dự báo nguy cơ mất xương trên bệnh nhân loãng xương sử dụng thuốc nhóm bisphosphonat (chẳng hạn như alendronat) sau khi ngừng điều trị bằng denosumab. Theo tác giả, BS. David Kendler, những bệnh nhân có BMD tăng mạnh nhất khi sử dụng denosumab trong năm đầu tiên sẽ có nguy cơ giảm BMD khi sử dụng alendronat trong năm thứ hai. Trong nghiên cứu 24 tháng trên phụ nữ sau mãn kinh, bisphosphonat alendronat (70mg/lần/tuần) được sử dụng sau 1 năm điều trị với denosumab (60mg mỗi 6 tháng) cho thấy duy trì hiệu quả cải thiện BMD. Trong số 126 phụ nữ được điều trị bằng denosumab, 115 bệnh nhân (91%) đã chuyển sang dùng alendronat vào tháng thứ 12. Mức tăng trung bình của BMD được báo cáo sau 12 tháng dùng denosumab là 5,6% ở đốt sống thắt lưng, 3,2% ở xương chậu và 3,1% ở cổ xương đùi. Những thay đổi trung bình tương ứng khi sử dụng alendronat trong 12 tháng tiếp theo lần lượt là 0,6%, 0,4% và -0,1%.
Tác giả Kendler đưa ra khuyến cáo sử dụng bisphosphonat uống hàng tuần trong 6 - 12 tháng, sau đó chuyển sang biphosphonat tiêm tĩnh mạch, nếu cần thiết. Theo BS. Felicia Cosman, giáo sư lâm sàng Trường đại học Columbia, Đại học bác sĩ đa khoa và phẫu thuật New York, Hoa Kỳ, điều quan trọng là các bác sĩ cần chỉ định denosumab cho bệnh nhân một cách hợp lý và cảnh báo bệnh nhân về những nguy cơ để có kế hoạch điều trị tiếp theo sau khi dừng sử dụng thuốc này.