1.Công dụng của nước mía trong các y thư cổ
-Sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ viết: Mía ngọt mát thanh nhiệt, tốt cho tiêu hoá, nhuận tràng, giải rượu, trừ đàm và bổ sung dịch thể. Nước mía có giá trị như Phục mạch thang thiên nhiên.
Phục mạch thang là một bài thuốc cổ được ghi trong sách Thương hàn luận, có công dụng bổ khí dưỡng huyết, tư âm phục mạch.
-Sách Bản thảo kinh sơ viết: Mía trước tiên nhập vào kinh tỳ, trợ giúp tỳ khí, vì tỳ chủ trung tiêu nên mía có thể hòa trung, vị ngọt tính lạnh mà trừ được nhiệt và nhuận táo có lợi cho đại tràng.
-Sách Bản thảo cương mục viết: Nước mía cầm nôn oẹ, làm khoai khoái lồng ngực.
-Sách Nhật dụng bản thảo viết: Nước mía có thể làm hết nhanh trạng thái say rượu bí tỉ.
Nước mía chữa ho khan, viêm họng cấp
2. Tác dụng dược lý của cây mía
Theo dinh dưỡng học hiện đại, thành phần hóa học của mía khá phong phú. Cứ mỗi 100g mía có chứa 84g nước, 0,2g chất đạm, 0,5g chất béo, 12g chất đường và nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt.., các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D...
Ngoài ra, mía còn có các acid hữu cơ và nhiều loại enzym. Trong đường mía có sucrose (chiếm 70 - 88% chất rắn hòa tan trong dịch mía), glucose và fructose.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía vị ngọt, tính mát, lợi về kinh vị và phế. Nước mía có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, sốt cao gây mất nước, sốt cao phiền nhiệt, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (chứng nôn mửa ra thức ăn không tiêu hoá).
Lá mã đề
3. Nước mía trong phòng chữa bệnh
1-Viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính:
Nước mía ép, nước củ cải trắng ép, mỗi thứ 150-200ml, trộn đều, chia 2 lần uống.
2-Chữa cảm nắng, phát sốt, miệng khát, tiểu tiện sẻn đỏ:
Nước mía ép, nước dưa hấu ép, mỗi thứ 150-200ml, trộn đều, chia 2-3 lần uống.
3-Trị bàng quang thấp nhiệt, tiểu rắt, tiểu buốt:
Nước mía ép 150ml, lá má đề tươi 100g, đun lên uống.
4-Chữa ho do nội nhiệt (nóng trong):
Nước mía ép 200 ml, gạo tẻ 100g, nấu thành cháo; ăn liên tục trong nhiều ngày.
5-Chữa phù nhẹ do thai nghén, nôn khan:
Nước mía ép 150-300ml, hâm nóng lên uống ngày 3 lần.
6-Trị chứng vị nhiệt, miệng đắng, chán ăn, đại tiện táo:
Nước mía 150ml, mật ong 60g, trộn đều, chia uống trong ngày lúc đói bụng.
7-Buồn nôn, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo:
Nước mía 150ml, nước cốt gừng 15ml; chia ra uống dần từng ít một trong ngày.
8-Trị viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu:
Nước mía 300ml, ngó sen 500g, thái nhỏ, ngâm trong nước mía nhiều giờ, chắt lấy nước, chia uống trong ngày.
9-Phụ nữ có thai buồn nôn:
Nước mía ép 250ml, nước cốt gừng 10ml, chia thành 4 phần uống trong ngày.
10-Chảy máu cam:
Nước mía ép 300ml, nước ngó sen tươi 250ml, nước sinh địa tươi 50ml trộn đều; chia uống trong ngày.
Mời bạn xem thêm video:
Trận chung kết “lịch sử”: U23 Việt Nam