Ngày Sức khoẻ Tâm thần Thế giới 10/10: 7 thực hành giúp tâm trí khỏe mạnh và cân bằng

SKĐS - Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới diễn ra hàng năm vào ngày 10 tháng 10, như một lời nhắc nhở rằng, sức khỏe tâm thần là một phần thiết yếu của sức khỏe tổng thể và khuyến khích các cá nhân, cộng đồng thực hiện các hành động hỗ trợ sức khỏe tâm thần.

Bằng cách áp dụng các phương pháp thực hành tích hợp này, bạn có thể tăng cường đáng kể khả năng phục hồi cảm xúc và cải thiện sức khỏe tinh thần, mở đường cho một tâm trí khỏe mạnh và cân bằng hơn.

1. Thiền (Dhyana) giúp cải thiện sức khỏe tâm thần

Thiền thường xuyên (hay Dhyana), giúp nuôi dưỡng cảm giác bình yên nội tâm và cân bằng cảm xúc. Các can thiệp thiền đa phương thức thông qua nghiên cứu lâm sàng nghiêm ngặt, bao gồm các thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, đã chứng minh hiệu quả đáng chú ý trong việc giảm các triệu chứng mất ngủ, lo âu và trầm cảm thông qua việc thực hành thiền.

Những người tham gia nghiên cứu đã báo cáo sự cải thiện đáng kể về sức khỏe tâm lý xã hội và cảm xúc của họ, với kết quả tích cực từ 72% đến 82% chỉ trong vòng 4-8 tuần thực hành thường xuyên.

Thực hành này không chỉ làm dịu tâm trí mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.

Ngồi Thiền Có Giảm Cân Không? Cách Thiền Để Giảm Cân Hiệu Quả - Shan Health

Thiền thường xuyên giúp nuôi dưỡng cảm giác bình yên nội tâm, cân bằng cảm xúc, cải thiện sức khỏe tâm thần.

2. Kiểm soát hơi thở (Pranayama) giúp cải thiện sức khỏe tâm thần

Các bài tập thở, nền tảng của các bài tập yoga truyền thống của Ấn Độ, giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng hiệu quả. Pranayama, hay kiểm soát hơi thở, bao gồm các kiểu thở được điều chỉnh giúp làm dịu hệ thần kinh, giúp cải thiện sức khỏe tâm thần.

Thở sâu bằng cơ hoành có thể làm chậm nhịp tim, giảm mức độ căng thẳng và làm giảm các triệu chứng lo lắng.

3. Viết nhật ký

Viết nhật ký để tự chăm sóc cảm xúc, cải thiện sức khỏe tâm thần. Viết ra suy nghĩ, cảm xúc của bạn cho phép bạn tự thể hiện, suy ngẫm, điều này có thể giúp bạn xử lý cảm xúc và có được góc nhìn.

Viết nhật ký thường xuyên có thể là một hoạt động có giá trị trong việc xác định các kiểu suy nghĩ tiêu cực và giải quyết những cảm xúc phức tạp.

4. Thực hành lòng biết ơn

Thực hành lòng biết ơn bao gồm việc nhận ra và trân trọng những khía cạnh tích cực của cuộc sống.

Thường xuyên ghi lại những điều bạn biết ơn sẽ chuyển sự tập trung của bạn từ những điều sai trái, chưa đúng... sang những điều đang diễn ra tốt đẹp. Sự thay đổi tích cực về quan điểm này sẽ làm giảm cảm giác lo lắng, trầm cảm, tăng cường sức khỏe cảm xúc tổng thể, cải thiện sức khỏe tâm thần.

5. Kết nối với thiên nhiên

Ngày Sức khoẻ Tâm thần Thế giới 10/10: 7 thực hành giúp tâm trí khỏe mạnh và cân bằng- Ảnh 2.

Dành thời gian trong thiên nhiên đã được chứng minh là có tác dụng làm dịu tâm trí, giúp cải thiện sức khỏe tâm thần.

Dành thời gian trong thiên nhiên đã được chứng minh là có tác dụng làm dịu tâm trí, giúp cải thiện sức khỏe tâm thần.

Đi bộ trong công viên, đi bộ đường dài hoặc chỉ đơn giản là ngồi trong thiên nhiên sẽ giúp bạn tạm quên đi những căng thẳng hàng ngày và thay đổi môi trường một cách sảng khoái, thúc đẩy sự minh mẫn về tinh thần, ổn định về mặt cảm xúc.

6. Chuyển động chánh niệm

Kết hợp các bài tập yoga chánh niệm có thể mang lại lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe tinh thần. Các bài tập kết hợp các tư thế vật lý với kiểm soát hơi thở và thiền định, cho phép tiếp cận toàn diện đến sức khỏe, giúp giải phóng căng thẳng về thể chất và khả năng phục hồi cảm xúc.

7. Thiết lập ý định

Tập trung tâm trí vào một điểm hoặc mục tiêu duy nhất giúp tăng cường sự tập trung, kiểm soát căng thẳng bằng cách hướng năng lượng tinh thần tới những kết quả tích cực.

Thiết lập ý định rõ ràng tạo ra cảm giác có mục đích, làm giảm sự bất lực và lo lắng...

Mời độc giả xem thêm:

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe  tâm thầnWHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

SKĐS - Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.


Bích Ngọc
(Theo THS)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn