Theo TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, điều rất đáng lo ngại là, mặc dù nhu cầu rõ ràng và ngày càng tăng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, thậm chí còn trở nên cấp thiết hơn trong đại dịch COVID-19, nhưng các mục đích này lại không được đầu tư, đáp ứng. Chúng ta cần chú ý hành động đẩy nhanh, mở rộng quy mô đầu tư vào sức khỏe tâm thần, bởi vì chúng ta sẽ không khỏe mạnh nếu sức khỏe tâm thần không tốt.
Thiếu hụt trầm trọng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Sức khỏe tâm thần vẫn chưa được quan tâm đúng mức
WHO cho biết, vào năm 2020, chỉ 51% trong số 194 quốc gia thành viên của WHO báo cáo rằng các chính sách hoặc kế hoạch hành động về sức khỏe tâm thần của họ phù hợp với các công cụ nhân quyền quốc tế và khu vực (nhưng vẫn không đạt mục tiêu 80% của WHO); chỉ có 52% quốc gia đạt được mục tiêu liên quan đến các chương trình phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần, nhưng cũng thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 80%.
Mục tiêu duy nhất đạt được vào năm 2020 là giảm 10% tỷ lệ tự tử, nhưng ngay cả khi đó, chỉ có 35 quốc gia cho biết họ có một chiến lược, chính sách hoặc kế hoạch phòng ngừa độc lập.
Tỷ lệ ngân sách y tế của chính phủ chi cho sức khỏe tâm thần hầu như không thay đổi trong những năm qua, vẫn dao động quanh mức 2%.
Hơn nữa, ngay cả khi các chính sách và kế hoạch bao gồm ước tính về nguồn nhân lực và tài chính cần thiết, chỉ 39% các quốc gia được hỏi cho biết rằng nguồn nhân lực cần thiết đã được phân bổ và 34% rằng nguồn tài chính cần thiết đã được cung cấp.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần triển khai trong cộng đồng còn chậm
Việc phân cấp trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các cơ sở cộng đồng đã được WHO khuyến nghị từ lâu, nhưng chỉ có 25% các quốc gia đáp ứng tất cả các tiêu chí để lồng ghép sức khỏe tâm thần vào chăm sóc ban đầu. Việc cung cấp thuốc cho các tình trạng sức khỏe tâm thần và chăm sóc tâm lý xã hội trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu vẫn còn hạn chế.
Vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng ở giới trẻ.
Điều này cũng được phản ánh qua cách phân bổ đầu tư dành cho sức khỏe tâm thần. Hơn 70% tổng chi tiêu của chính phủ cho sức khỏe tâm thần được phân bổ cho các bệnh viện tâm thần ở các nước thu nhập trung bình, so với 35% ở các nước thu nhập cao. Điều này cho thấy rằng các bệnh viện tâm thần tập trung và cơ sở chăm sóc nội trú vẫn nhận được đầu tư hơn các dịch vụ được cung cấp tại các bệnh viện đa khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, đã có sự gia tăng tỷ lệ các quốc gia báo cáo rằng việc điều trị những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần cụ thể (rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm) được bao gồm trong chương trình bảo hiểm y tế quốc gia - từ 73% năm 2017 lên 80% (hoặc 55% các quốc gia thành viên) vào năm 2020.
Ước tính toàn cầu về những người được chăm sóc cho các tình trạng sức khỏe tâm thần cụ thể vẫn chưa đến 50%, với mức trung bình toàn cầu là 40% số người bị trầm cảm và chỉ 29% số người bị rối loạn tâm thần được tiếp nhận, quan tâm.
Các mục tiêu mới cho năm 2030
Kế hoạch Hành động Toàn diện về Sức khỏe Tâm thần 2013-2030 được cập nhật đưa ra các hành động rõ ràng cho các Quốc gia Thành viên… nhằm thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe tâm thần; ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần cho những người có nguy cơ và đạt được bao phủ toàn dân cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Trong khi kế hoạch hành động được cập nhật bao gồm các chỉ số mới, các lựa chọn thực hiện, nhưng bốn mục tiêu chính ban đầu vẫn không thay đổi: Lãnh đạo và quản trị hiệu quả hơn đối với sức khỏe tâm thần; cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội và sức khỏe tâm thần toàn diện, tích hợp trong các cơ sở dựa vào cộng đồng; thực hiện các chiến lược thúc đẩy và phòng ngừa; và tăng cường hệ thống thông tin, bằng chứng và nghiên cứu.
Chúng ta có thể cùng nhau hành động để chuyển từ những bước nhỏ thành những bước nhảy vọt trong 10 năm tới. TS Dévora Kestel, trưởng khoa Sức khỏe tâm thần và Lạm dụng chất gây nghiện tại WHO nhấn mạnh.
Mời độc giả xem thêm video:
Từ 10/10, Bay Nội Địa phải tiêm đủ 2 liều Vaccine