'Hội chứng xanh lướt thiếu nữ'là các triệu chứng xuất hiện và hay gặp trong giai đoạn cơ thể đang lớn nhanh cộng với nhu cầu phát triển các cơ quan sinh dục của thiếu nữ dậy thì.
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố ở trong máu so với người cùng tuổi cùng giới cùng trạng thái và cùng môi trường sống.
1. Nguyên nhân gây hội chứng xanh lướt thiếu nữ
- Do đã xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng nên thiếu nữ sẽ mất 1 lượng sắt đáng kể vào mỗi kỳ kinh nguyệt, khiến cơ thể của các em dễ bị thiếu sắt, thiếu máu. Trước hết do nhu cầu sắt cao của cơ thể các em. Nhu cầu chất sắt cần hấp thu hằng ngày của các bạn gái tuổi dậy thì là 2,4mg, nghĩa là nhiều gấp đôi nhu cầu của một bạn trai đồng trang lứa. Nhu cầu sắt cao nhưng khẩu phần ăn hằng ngày của các em hầu như không đổi, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sắt của cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
- Lứa tuổi này nếu các em mắc giun sán, đặc biệt là giun tóc và giun đũa cũng là nguyên nhân làm nên hội chứng xanh lướt. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột đã làm chứng thiếu máu của các em nặng thêm, do đó để điều trị bệnh nhất thiết phải thanh toán loại giun này.
- Do cơ thể không hấp thu được sắt. Do thiếu một số enzym ở ống tiêu hoá hay giảm siderophylin (transferin) bẩm sinh . Protein vận chuyển sắt bị thiếu do di truyền, cơ thể không hấp thu được sắt.
- Do rối loạn kinh nguyệt.
2. Triệu chứng của hội chứng xanh lướt thiếu nữ
Thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và học tập của các em. Các triệu chứng dưới đây cho thấy bạn rơi vào hội chứng này:
- Buồn ngủ khi học
- Hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, lao động và học tập chóng bị mệt, giảm khả năng nhận thức và kết quả học tập.
- Da xanh ; da có thể khô, rám; ngứa.
- Niêm mạc nhợt, môi khô nứt nẻ, hay bị viêm, nhiệt miệng
- Các móng chi thường bị bẹt mỏng, dễ gãy, biến dạng.
- Tóc xơ, gãy.
3. Đề phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở thiếu nữ
Để phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt ở các bạn gái tuổi dậy thì không khó. Cần chú ý các vấn đề sau:
- Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đủ dưỡng chất (protid, lipid, glucid, các vitamin, muối khoáng...) hằng ngày. Chú ý ăn những thức ăn có nhiều yếu tố tạo máu như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, đậu đỗ, rau tươi, quả chín.
- Nên ăn nhiều các loại rau quả có nhiều chất sắt: (rau chân vịt, cải soong, cần tây, đậu đũa, củ cải, cà chua, đu đủ chín...) Ăn và uống, xay sinh tố các loại quả chín chứa nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi, xoài nhãn…)để tăng hấp thu sắt. ăn các loại hạt, ngũ cốc.
- Nên kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng.
- Nếu có giun thì nhất định phải chữa và diệt càng sớm càng tốt.
- Để chủ động đề phòng thiếu máu thiếu sắt, các em nên uống bổ sung viên sắt kết hợp với acid folic theo liều hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không uống rượu bia, cà phê, chất kích thích ngay sau bữa ăn.
Xem thêm video được quan tâm
Bệnh đậu mùa khỉ lan rộng, nhiều quốc gia ghi nhận ca mắc, cảnh báo ca tử vong leo thang | SKĐS