Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt

21-07-2024 08:00 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.

Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnhThiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.

1. Đông y có chữa được thiếu máu do thiếu sắt?

Đông y không chữa được thiếu máu do thiếu sắt, nhưng có nhiều món ăn, bài thuốc rất hiệu quả với căn bệnh này.

2. Cách xử trí khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Khi bị thiếu máu do thiếu sắt việc xử trí tùy thuộc chủ yếu vào điều trị nguyên nhân cơ bản, mặc dù nguyên nhân gây thiếu máu thường khó xác định. Mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ. Có thể bổ sung bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

Sắt được hấp thụ tốt nhất khi đói. Tuy nhiên, uống sắt lúc đói có xu hướng gây kích ứng dạ dày. Các tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa có thể bao gồm buồn nôn, khó chịu vùng bụng trên rốn, chướng bụng, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu những tác dụng phụ này xảy ra, bệnh nhân được yêu cầu uống sắt cùng với bữa ăn thay vì lúc bụng đói. Tuy nhiên, điều này làm giảm mạnh khả năng hấp thụ sắt. Kích ứng dạ dày là hậu quả trực tiếp của lượng sắt ferrou tự do tăng cao trong dạ dày.

Sắt thường được uống 3 lần một ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và khả năng chịu đựng của bệnh nhân, liều sắt nguyên tố hàng ngày được khuyến nghị là 50 - 100 mg ba lần mỗi ngày cho người lớn và 4 - 6 mg/kg trọng lượng cơ thể chia thành ba lần mỗi ngày cho trẻ em.

Vitamin C làm tăng hấp thu sắt và kích ứng dạ dày thông qua khả năng duy trì sắt ở trạng thái khử của nó. Hấp thụ 10 đến 20 mg sắt mỗi ngày làm tăng sản xuất hồng cầu lên xấp xỉ ba lần tỷ lệ bình thường và trong trường hợp không mất máu, nồng độ Hemoglobin tăng với tốc độ 0,2 g/dl hàng ngày. Tăng hồng cầu lưới (tăng số lượng hồng cầu non) thấy trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi uống sắt. Mức Hemoglobin sẽ bắt đầu tăng đến ngày thứ 4. Bổ sung sắt nên được tiếp tục trong 4 đến 5 tháng, ngay cả sau khi khôi phục mức Hemoglobin bình thường, để cho phép bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Sắt đường tĩnh mạch được sử dụng khi việc bổ sung sắt đường uống không khắc phục được tình trạng thiếu máu, hoặc bệnh nhân không dùng thuốc uống do đau dạ dày, chảy máu xảy ra với tốc độ nhanh hơn mức đáp ứng của tủy hoặc sắt bổ sung không được hấp thụ, có thể do kém hấp thu thứ phát sau tăng tiết mỡ, bệnh celiac hoặc chạy thận nhân tạo. Trong những trường hợp này có thể cần thiết phải tiêm sắt dưới dạng sắt dextran.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiếu máu do thiếu sắt- Ảnh 2.

Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến gặp ở mọi vùng miền.

3. Thiếu máu do thiếu sắt có chữa khỏi được không?

Thiếu máu do thiếu sắt hoàn toàn có thể chữa khỏi và sẽ phụ thuộc nguyên nhân, độ nghiêm trọng của chứng thiếu máu. Thông thường người bệnh sẽ cần bổ sung thêm sắt từ thuốc uống hoặc siro bổ sung chất sắt và sẽ được dùng ít nhất một lần mỗi ngày trong vòng 6 - 12 tháng. Trường hợp thiếu máu thiếu sắt nặng cần nhập viện và truyền chế phẩm máu.

4. Cách chăm sóc bệnh thiếu máu do thiếu sắt tại nhà

Ngoài thực hiện chỉ định của các bác sĩ, bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt nên ăn uống thêm các thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, gan, rau đậm màu, các loại đậu, ngũ cốc, sô cô la đen, bánh mì làm từ ngũ cốc còn nguyên hạt, trái cây, các sản phẩm từ đậu nành… Khi bổ sung sắt cần cung cấp thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, nước chanh để tăng khả năng hấp thu sắt. Bên cạnh đó, người bệnh chú ý không nên sử dụng thực phẩm giàu sắt chung với cà phê, nước trà, nước chè... vì sẽ ức chế hấp thu sắt.

Nên cho trẻ bú mẹ, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột. Người mẹ cũng cần thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như: Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng… bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống… Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng.

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt. Trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Người bệnh thiếu máu thiếu sắt nên thực hiện theo chế độ ăn được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn.

5. Những lưu ý quan trọng khi thiếu máu do thiếu sắt

Ai cũng có thể thiếu máu do thiếu sắt, tuy nhiên những đối tượng dưới đây dễ mắc thiếu máu do thiếu sắt hơn.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sản xuất máu mẹ. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu sắt, phụ nữ mang thai có thể bị thiếu máu sắt.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần sắt để hỗ trợ sự phát triển của não và hệ thần kinh. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu sắt ở trẻ em.

Người lớn tuổi có thể bị thiếu máu thiếu sắt do nhiều nguyên nhân như hấp thụ sắt kém, do dược phẩm hoặc vấn đề liên quan đến sức đề kháng.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể làm mất máu và sắt. Nếu không cung cấp đủ sắt qua thức ăn, phụ nữ có thể bị thiếu máu sắt.

Những người mắc các bệnh có khả năng gây ra mất máu dài hạn như loét dạ dày, viêm đại tràng, người trải qua phẫu thuật cũng có thể sẽ bị thiếu máu sắt.

Những người ăn chế độ ăn kiêng đặc biệt như ăn chay, ăn kiêng không ăn thịt động vật có thể thiếu sắt nếu không cân nhắc đủ nguồn thực phẩm giàu sắt từ nguồn thực phẩm thực vật.

6. Chi phí khám chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Rất nhiều trường hợp có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh không giống nhau. Ví dụ, cùng tình trạng thiếu máu nhưng có người thiếu máu do thiếu sắt, có người do tan máu hoặc do giảm sinh hồng cầu từ tủy xương… Do đó, mỗi trường hợp cần thực hiện các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh.

Thông thường xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi khoảng 120.000 - 220.000 đồng.

Tùy theo tình trạng của từng người ở mỗi lứa tuổi, giới tính khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Trong nhiều trường hợp có bệnh lý kèm theo thì có thể cần đến các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng như: Siêu âm, chụp Xquang, nội soi, chụp cắt lớp vi tính… để phục vụ chẩn đoán.

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

SKĐS - Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Đây là một chứng rối loạn về máu ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu. Điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách điều trị tình trạng gây thiếu máu và/hoặc kê đơn bổ sung sắt…


BS. Phạm Văn Hiệu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn