4 thói quen âm thầm làm suy giảm sức khỏe của thận, rất nhiều người phạm phải mà không biết

22-02-2022 07:19 | Bệnh thường gặp
google news

Thận là cơ quan đáng giá "ngàn vàng" của cơ thể, nhưng nếu bạn không chú ý, những thói quen xấu hàng ngày sẽ gây hại và làm tổn thương thận lúc nào chẳng hay.

Gừng có thể giúp làm giảm trào ngược axit dạ dàyGừng có thể giúp làm giảm trào ngược axit dạ dày

SKĐS- Trào ngược axit dạ dày là tình trạng rất thường gặp. Có một số biện pháp tự nhiên có thể làm giảm tình trạng này trong đó có sử dụng gừng…

1. Không uống đủ nước

 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mùa lạnh, nhiều người thường có thói quen lười uống nước do không cảm thấy khát. Trong khi chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải từ quá trình trao đổi chất trao đổi chất khỏi cơ thể và điều chỉnh việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Để làm điều này, thận cần nước và đúng hơn là cần một lượng nước nhất định. Khi bạn không uống đủ nước, máu sẽ bị cô đặc và lưu lượng máu đến thận sẽ ít hơn. Do đó, việc này cản trở thận loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và là nguyên nhân gây nhiều bệnh.

Với người trưởng thành khỏe mạnh nên uống ít nhất 8-10 ly nước (tương đương với 2,5 lít) Tuy nhiên, hãy nhớ rằng uống quá nhiều nước cũng không tốt cho thận. Sự cân bằng lượng nước cung cấp cho cơ thể là chìa khóa để bảo vệ thận.

2. Nhịn tiểu thường xuyên

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe nhất là có thể gây ra nguy hại cho thận. Việc nhịn tiểu nhiều có thể khiến cho lượng chất độc lắng đọng nhiều trong bàng quang. Người có thói quen nhịn tiểu có thể gây ra đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều, sốt, ớn lạnh... Nếu chứng nhiễm trùng đường tiểu không được chữa trị phù hợp và kịp thời thì thận cũng sẽ bị viêm nhiễm và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như sỏi thận, viêm thận…

Để phòng ngừa bệnh sỏi thận, nếu cảm giác đầy, tức ở khu vực bàng quang sẽ cho thấy đó là thời điểm cần thiết để đi tiểu, lúc này nên đi tiểu ngay, tránh sự tích tụ nước tiểu trong bàng quang và gây ra bệnh thận.

3. Mặc không đủ ấm

 - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đối với những người thận yếu, nếu để cơ thể bị lạnh, hoặc sau mỗi đợt cảm lạnh có thể khiến căn bệnh tái phát hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Một khi bị cảm lạnh, người có tiền sử bệnh thận cần tìm tư vấn y tế kịp thời và chủ động thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh thận. Bất kỳ liệu trình điều trị kéo dài, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc cảm lạnh, có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng hơn.

Cách tốt nhất để đối phó với cảm lạnh là có biện pháp phòng ngừa như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, xây dựng sức đề kháng mạnh mẽ để hỗ trợ thận.

4. Ăn nhiều, lười vận động

Trong khi ngày lạnh, nhiều người có xu hướng ăn thực phẩm năng lượng cao một cách vô thức nhưng lại lười vận độngChất béo là một vũ khí tuyệt vời để chống lại gió lạnh, nhưng nó cũng là một trong những kẻ giết thận. Chất béo quá mức có thể gây viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Dữ liệu cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 23% so với người bình thường.

Do đó, nếu bạn muốn chống lại tác hại của chất béo đối với thận, hãy kiểm soát lượng thức ăn của mình và vận động thường xuyên để tiêu hao năng lượng, tránh tăng cân.

HƯỚNG DẪN chi tiết cho bố mẹ khi có con mắc COVID-19HƯỚNG DẪN chi tiết cho bố mẹ khi có con mắc COVID-19

SKĐS - Thấy con cánh mũi phập phồng, khó thở, thở nhanh cần báo nhân viên y tế gấp; Không dùng đơn thuốc trên mạng cũng như không chia sẻ đơn thuốc... là những điều thầy thuốc khuyên bố mẹ nếu có con mắc COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm: 

Thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế cấp phép


M.H
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn