Hà Nội

Các yếu tố tăng nguy cơ tạo sỏi thận

05-02-2022 14:20 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp trong niệu khoa, thường là ở người lớn tuổi trong độ tuổi 35-55 tuổi.

Phương pháp điều trị sỏi thậnPhương pháp điều trị sỏi thận

SKĐS - Tôi bị sỏi thận trái kích thước 15-20mm. Tôi đã từng uống thuốc Nam trong thời gian dài nhưng không bớt.

Thận là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng chính là đào thải nước tiểu, chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất từ máu, ngoài ra còn có nhiễm vụ sản xuất các hormone tham gia điều hòa nước điện giải và thăng bằng kiềm – toan.

Các yếu tố bất lợi về môi trường sống, dinh dưỡng, gia đình cũng như lối sống sinh hoạt đã và đang gây ra các bệnh lý tiết niệu, âm thầm hủy hoại chức năng thận.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp trong niệu khoa, thường là ở người lớn tuổi trong độ tuổi 35-55 tuổi.

Từ ngày xưa người ta đã biết đến sỏi tiết niệu và trường hợp đầu tiên được đề cập trong y văn của Shattock (1905) khi khám phá sỏi niệu ở mộ xác ướp Ai Cập cũ có niên đại từ khoảng 4400 năm trước Công Nguyên.

Những nước có tỉ lệ sỏi tiết niệu cao đa số là các nước khí hậu nhiệt đới như: Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Iraq, Afghanistan, Thỗ Nhĩ Kỳ, Thụy điển, Na Uy.... Việt Nam cũng là một trong số đó.

Các yếu tố tăng nguy cơ tạo sỏi thận - Ảnh 2.

Sỏi thận (sỏi tiết niệu) là bệnh lý thường gặp ở người từ 35-55 tuổi.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo sỏi bao gồm:

Khí hậu và địa lý

Thường các nước khí hậu nhiệt đới mắc bệnh sỏi niệu nhiều hơn. Người ta cho rằng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tăng hấp thu vitamin D là yếu tố giúp tăng hấp thu canxi. Ngoài ra do nắng nóng uống nước không bù đủ nên các tinh thể trong nước tiểu dễ bị tủa lại tạo ra sỏi. Người ta nhận thấy tần suất mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng cao hơn ở những người làm bếp và làm thợ máy.

Chế độ dinh dưỡng

Ăn nhiều đạm động vật dễ tạo sỏi niệu có thể do tăng acid uric, oxalate nhưng ngược lại chế độ ăn quá ít đạm cũng lằm tăng nguy cơ bị sỏi tiết niệu lên 5,6 lần.

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng bài tiết canxi cũng là một yếu tố nguy cơ. Ăn 100 mmol natri làm bài tiết 1mmol canxi. Uống canxi lúc ăn sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi niệu do kết hợp với oxalate trong thức ăn giúp giảm oxalate.

Yếu tố gia đình

Sỏi thận có tính gia đình, trên cùng một chế độ ăn người có yếu tố gia đình có nguy cơ mắc sỏi niệu cao hơn người bình thường 2,5 lần. Nguyên nhân có thể do các gene điều khiển việc chuyển hóa oxalate, calci…

  • Cao huyết áp: Có nguy cơ mắc sỏi thận cao gấp 5,5 lần người bình thường ngoài ra người ta ghi nhận nước tiểu những người cao huyết áp có hàm lượng oxalate cao hơn
  • Béo phì. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, kích thước cơ thể quá cỡ và tăng cân không kiểm soát có mối liên quan tới sự hình thành sỏi tiết niệu.
  • Các bệnh lý tiêu hóa và phẫu thuật. Phẫu thuật dạ dày, bệnh lý nhiễm trùng đường ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể gây ra các thay đổi trong quá trình tiêu hóa gây ảnh hưởng sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng số lượng các chất tạo sỏi trong nước tiểu.
  • Mất nước. Không uống đủ lượng nước hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Những người sống trong môi trường ấm, khí hậu khô và hay ra mồ hôi có nguy cơ cao hơn.
  • Các tình trạng bất thường khác như toan hóa ống thận, cystin niệu, cường cận giáp và tình trạng nhiễm trùng đường niệu tái phát cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi đường tiết niệu.
  • Thực phẩm bổ sung và thuốc như vitamin C, các loại dinh dưỡng bổ sung, các loại thuốc nhuận tràng (khi sử dụng quá mức), thuốc giảm tiết dịch dạ dày và các thuốc dùng để điều trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu
  • Ngoài ra trẻ em thường ít bị sỏi niệu, nếu có thường là do bệnh lý khác như bất thường giải phẫu học, cường cận giáp nguyên phát, toan hóa ống thận.

Các yếu tố tăng nguy cơ tạo sỏi thận - Ảnh 4.

Uống đủ nước, có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ sỏi thận

 Phòng ngừa và điều trị sỏi tiết niệu ở người trẻ tuổi

Để hạn chế sự hình thành sỏi tiết niệu thì bạn cần:

– Duy trì chế độ ăn uống điều độ, uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày

Ăn điều độ các loại thịt và rau xanh.

Nên tránh ăn những thực phẩm nhiều chất béo, chứa nhiều oxalate, cafein, thực phẩm có hàm lượng muối cao…

– Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý: 

Cần có chế độ rèn luyện sức khỏe thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý, giảm cân nếu đang bị béo phì.

– Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát nhiều bệnh lý trong đó có bệnh sỏi tiết niệu.

Sau khi tiêm vaccine COVID 19, nên ăn và không nên ăn thực phẩm gì ?



BS. Vũ Văn Bỉnh
(Khoa ngoại Thận Tiết Niệu – BVĐK Đức Giang)
Ý kiến của bạn