'Tự hại kỹ thuật số' và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ cha mẹ cần biết

29-02-2024 11:40 | Bệnh thường gặp

SKĐS - "Tự hại kỹ thuật số” là khi một người đăng lên mạng những bình luận gây tổn thương hoặc đe dọa với chính bản thân mình. Về cơ bản, đây là một dạng của bắt nạt online. Điều khác biệt là, thay vì nhắm vào người khác, đối tượng sẽ nhắm vào chính mình. Lứa tuổi thanh, thiếu niên dễ rơi vào "tự hại kỹ thuật số" nhất.

Hiện tượng này có thể ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần cũng như thể chất người dùng. Có nhiều nghiên cứu cũng tìm ra rằng những ca "tự hại kỹ thuật số" nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc tự tử.

"Tự hại kỹ thuật số" biểu hiện như nào?

Việc ngược đãi có thể xảy ra trên bất kỳ nền tảng hay trang mạng xã hội nào cho phép người dùng có thể đăng tải hoặc chia sẻ ở dạng chữ, ảnh hay video.

Người dùng thường đăng nội dung ẩn danh hoặc dưới tên giả cho người khác thấy. Ví dụ, người dùng có thể tạo một tài khoản Instagarm hoặc Snapchat giả. Sau đó, người dùng sẽ đăng những bài đăng hoặc bình luận tự hại về chính mình. Việc tự ngược đãi có thể bao gồm những bình luận như "Tôi thật xấu xí", "Tôi thật vô dụng"…

Những người dùng khác trong bảng tin có thể tương tác bằng những bình luận, hồi âm, các câu hỏi hay những lựa chọn khác trên nền tảng. Họ cũng có thể làm cho vấn đề tệ hơn và khiến hành động tự hại trở nên nguy hiểm.

"Tự hại kỹ thuật số" có thể ảnh hưởng lớn đến tự trọng và cách nghĩ về bản thân. Trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể là nền móng cho các bệnh lý khác như trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, trầm cảm cũng có thể khiến một người rơi vào việc "tự hại kỹ thuật số" trong một số trường hợp.

'Tự hại kỹ thuật số' và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ cha mẹ cần biết- Ảnh 1.

Có nhiều nghiên cứu cũng tìm ra rằng những ca "tự hại kỹ thuật số" nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc tự tử. Ảnh minh họa.

Những ai dễ rơi vào "tự hại kỹ thuật số"?

Chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này, tuy nhiên những thông tin đã có thể hiện rằng thanh, thiếu niên dễ rơi vào "tự hại kỹ thuật số" nhất.

Một nghiên cứu năm 2016 khảo sát 5.500 trẻ từ 12 tới 17 tuổi đã phát hiện ra rằng tới tận 6% trong số đó đã từng đăng những bình luận không tốt về chính mình lên mạng xã hội. Trong đó nam có xu hướng làm nhiều hơn nữ.

Một nghiên cứu năm 2017 về "tự hại kỹ thuật số" ở trẻ từ 13-17 tuổi cho thấy rằng những người không dị tính có xu hướng "tự hại kỹ thuật số" cao gấp 3 lần so với những người dị tính thông thường.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên với một khiếm khuyết trở lên sẽ có xu hướng thể hiện hành vi này nhiều hơn.

Những thanh thiếu niên có tiền sử trầm cảm, tự hại hoặc các bệnh về sức khỏe tâm thần cũng sẽ có khả năng đăng những nội dung tự hại ẩn danh nhiều hơn.

Lý do cho "tự hại kỹ thuật số"

Động cơ cho hành vi này có thể đến từ nhiều hướng. Theo nhiều nghiên cứu, một số lý do có thể là:

  • Là một trò đùa
  • Vì nhàm chán
  • Để cho thấy họ cứng cáp về mặt tinh thần và có thể vượt qua những khó khăn ấy
  • Để tìm bạn qua mạng
  • Tìm kiếm sự thấu cảm
  • Tìm kiếm sự yên tâm
  • Tìm kiếm sự chú ý
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn
  • Để xem có ai giúp họ không
  • Để xem hành động của người khác

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nam giới thường đăng những nội dung tự hại như một trò đùa, trong khi nữ giới thì làm thế để tìm kiếm sự thông cảm, yên tâm hoặc để làm quen bạn mới.

"Tự hại kỹ thuật số" ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe?

"Tự hại kỹ thuật số" có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và cảm xúc của người dùng như tự trọng và sự tự tin. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cho sự đi xuống của sức khỏe tinh thần.

Các chuyên gia cho rằng "tự hại kỹ thuật số" thường là yếu tố nguy cơ cho:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Kết quả học tập kém
  • Vấn đề về việc làm tương lai
  • Các vấn đề liên quan đến chất kích thích
  • Rối loạn ăn uống

Một nghiên cứu về hành vi của thanh thiếu niên chỉ ra rằng những thành phần đăng tải các nội dung tự hại lên mạng thường 5 tới 7 lần dễ báo cáo rằng có suy nghĩ tự tử và 9 tới 15 dễ thực hiện hành vi tự tử hơn.

'Tự hại kỹ thuật số' và hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ cha mẹ cần biết- Ảnh 2.

Lứa tuổi thanh, thiếu niên dễ rơi vào "tự hại kỹ thuật số" nhất.

Làm sao để chấm dứt và ngăn ngừa "tự hại kỹ thuật số"?

Nếu như bạn nghĩ con mình hoặc người quen đang đăng tải những nội dung tự hại lên mạng xã hội, có một số thứ bạn có thể làm để ngăn ngừa chúng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp. Bạn có thể:

  • Chặn những tài khoản giả hoặc ẩn danh mà chúng dùng.
  • Theo dõi những hoạt động của con bạn trên mạng, đặc biệt là khi chúng 13 tuổi hoặc nhỏ hơn
  • Thông báo hoặc đề nghị trang web hoặc nền tảng xã hội đó gỡ những nội dung tự hại.
  • Thu thập chứng cứ và báo cáo bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi tới các bậc phụ huynh, giáo viên hay người giám hộ.
  • Cung cấp sự hỗ trợ như trị liệu tâm lý hoặc tư vấn từ chuyên gia
  • Cung cấp một môi trường an toàn để chúng có thể giao tiếp và giải quyết vấn đề.
  • Tạo cơ hội để chúng có thể báo cáo những hành vi này hay tương tự lên nhà trường để ngăn ngừa hậu quả sau này
  • Dạy con bạn về những tài nguyên trên mạng và cách sử dụng chúng để cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.
Nhận biết trầm cảm ở trẻ em và vị thành niênNhận biết trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên

Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần phổ biến, dấu hiệu đặc trưng được thể hiện như cảm giác buồn bã, mất hứng thú, cảm thấy tội lỗi hoặc tự đánh giá thấp giá trị của bản thân.



Nguyễn Hoàng Anh
Theo WebMD
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn