Đái tháo đường là tình trạng tăng nồng độ glucose trong máu do sự giảm tiết insulin tương đối hoặc tuyệt đối, có thể biểu hiện các triêu chứng như ăn nhiều, gầy sút nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều.
Điều trị bệnh bao gồm 3 yếu tố: Điều trị thuốc, chế độ ăn và luyện tập.
Trong đó, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và làm việc.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường
Trước hết bệnh nhân đái tháo đường cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng cả về số lượng và chất lượng.
1.1. Glucid (tinh bột):
Chế độ ăn giảm glucid: Nên dùng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà cần phối hợp với thực phẩm chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm đó. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà cần phối hợp với thực phẩm chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp. GI thấp là < 55%. Rất thấp là < 40%.
Đái tháo đường được ví như là "kẻ giết người thầm lặng".
1.2. Đạm:
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 1 – 1,5 g/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận.
1.3. Chất béo:
Nên dùng các loại có chứa acid béo không no như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá.
Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn đúng giờ không để đói quá, không để no quá. Cố định thời gian cho các bữa ăn. Đồng thời cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn.
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và làm việc.
2. Lưu ý cách chế biến thực phẩm
Cách chế biến thực phẩm cũng ảnh hưởng đến đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Do đó, người bệnh nên:
- Hạn chế các món chiên, rán, nướng.
- Các loại khoai củ: Không nên chế biến dưới dạng nướng vì có lượng đường cao.
- Chế biến thực phẩm ở dạng luộc, hầm.
- Hoa quả nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ hoặc có thể xay dưới dạng sinh tố.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại rau xanh.
3. Một số thực phẩm giàu chất xơ
- Thực phẩm chứa từ 1,5 – 2g chất xơ/100 g thực phẩm: Cần tây, rau đay, cà tím, cải bắp, su hào, rau bí, củ cải, cải thìa, cải xanh, cải cúc, cải, dọc mùng, đậu đũa, giá đỗ xanh, hoa chuối, măng tây, ngải cứu, đu đủ xanh...
- Thực phẩm chứa trên 2g chất xơ/100 g thực phẩm: Măng tây, mồng tơi, rau ngót, lá lốt, hoa thiên lý, nấm hương tươi, súp lơ xanh, rau húng, rau kinh giới, măng chua, rau má, bã đậu nành…
Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục 30-40 phút mỗi ngày, tập luyện thường xuyên với cường độ hợp lý. Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, tập dưỡng sinh…
4. Một số thực đơn mẫu
Tỷ lệ P:L:G = 22:21:57
Thực phẩm | Số gam | Đơn vị thường dùng |
Bữa sáng: Phở thịt bò | ||
Bánh phở | 100 | Nửa bát to |
Thịt bò | 40 | 8 – 10 miếng nhỏ |
Rau thơm, hành lá |
|
|
Rau cải xanh luộc mềm | 100 | 1 nửa bát con rau |
Phụ sáng: Sữa bệnh nhân tiểu đường | ||
Sữa tiểu đường | 200 | 1 cốc sữa 200ml |
Bữa trưa: Cơm, đậu luộc, chả lá lốt, cải xanh luộc, quả chín | ||
Gạo tẻ | 100 | 2 lưng bát con cơm |
Thịt nạc | 50 | 2 chiếc chả lá lốt |
Đậu phụ | 60 | 1 bìa |
Dầu ăn | 5 | 1 thìa 5ml |
Cải xanh | 200 | 1 miệng bát con rau |
Thanh long | 130 | ¼ quả trung bình |
Bữa tối: Cơm, cá trắm rán, thịt băm, rau muống luộc, quả chín | ||
Gạo tẻ | 100 | 2 lưng bát con cơm |
Cá trắm rán | 120 | 1 khúc trung bình |
Thịt băm | 30 | 3 thìa 10 ml |
Dầu ăn | 10 | 2 thìa 5ml |
Rau muống luộc | 150 | 1 bát rau |
Bưởi | 180 | 3 múi trung bình |
- Thực phẩm thay thế tương đương:
1 lạng gạo có thể thay thế bằng: 1 lạng miến, mỳ sợi; 1 lạng gạo nếp; 2,5 lạng bánh phở tươi; 3 lạng bún; 3 lạng khoai củ;
1 lạng thịt lợn nạc có thể thay thế bằng: 1 lạng thịt bò nạc, thịt gà nạc, cá nạc; 1,2 lạng tôm, tép tươi; 40g ruốc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 2 bìa đậu phụ.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý:
- Trong bữa ăn, ăn rau trước khi ăn cơm.
- Có chế độ luyện tập đều đặn hằng ngày.
- Dựa vào thực đơn thay thế ăn đa dạng thực phẩm.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà