1. Người bệnh đái tháo đường có nên tránh chất béo?
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn nhiều calo sẽ thúc đẩy tăng cân, kháng insulin và rối loạn đường huyết, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Do chất béo là chất dinh dưỡng giàu calo nhất, nên nếu tuân theo chế độ ăn ít chất béo có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, chất béo lại đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chất béo cung cấp năng lượng cho tế bào. Chất béo cũng giúp vận chuyển vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K), cung cấp một lớp bảo vệ xung quanh các cơ quan quan trọng và là yếu tố cần thiết trong sản xuất hormone... Vì vậy bạn vẫn cần phải có chất béo trong chế độ ăn uống.
Nhiều ý kiến cho rằng hàm lượng chất béo lành mạnh giúp tăng cường độ nhạy cảm với insulin sau bữa ăn, tăng giải phóng insulin và giúp hấp thu glucose từ máu để ổn định lượng đường trong máu.
2. Một số thực phẩm chứa chất béo lành mạnh tốt cho bệnh đái tháo đường
2. 1. Cá béo
Ăn cá béo có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể thông qua các tác dụng có lợi của axit béo omega-3.
Axit béo omega-3 có trong cá hồi, cá thu, cá tuyết, cá trích, cá mòi… giúp giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa giúp ngăn ngừa sự gián đoạn lượng đường trong máu và kháng insulin.
2.2. Các loại hạt
Hàm lượng chất béo lành mạnh trong các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân và quả óc chó, có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết bằng cách cải thiện con đường truyền tín hiệu insulin để giải phóng insulin từ các tế bào tuyến tụy để đáp ứng với sự gia tăng glucose trong máu và vận chuyển glucose vào cơ bắp.
Các loại hạt cũng là một nguồn cung cấp magiê, một khoáng chất giúp điều chỉnh khả năng insulin hấp thụ glucose từ máu để giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy, việc ăn các loại hạt như hạnh nhân hoặc quả óc chó mỗi ngày có thể giúp những người mắc bệnh đái tháo đường cải thiện kiểm soát đường huyết bằng cách giảm mức đường huyết lúc đói.
2.3. Chất béo từ quả bơ
Quả bơ là một nguồn giàu axit béo không bão hòa đơn tương tự các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó, có lợi ích tương tự là cải thiện độ nhạy insulin và hấp thụ glucose để giảm lượng đường trong máu.
Và cũng giống như các loại hạt, bơ rất giàu magiê, cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cũng cho thấy, việc kết hợp một nửa hoặc toàn bộ quả bơ vào bữa ăn có thể làm giảm đáng kể mức tăng đột biến đường huyết và nồng độ đường huyết tổng thể trong vòng sáu giờ sau khi ăn. Do đó, bơ là lựa chọn tuyệt vời người bệnh đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.
Xem thêm video đang được quan tâm
Người dân đổ xô đi mua kit test nhanh COVID-19 bằng nước bọt