1. Nguyên nhân của tăng acid uric máu
Khi acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, nó có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra cơn gút cấp (bệnh gout). Đây là một tình trạng sức khỏe báo động, có thể dẫn đến tổn thương xương khớp vĩnh viễn, lắng đọng tophi dưới da, cũng như tăng nguy cơ bệnh lý tim và thận. Nồng độ acid uric trong máu có thể tăng giảm tùy theo chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là khi tiêu thụ lượng lớn purin từ các loại thịt đỏ, hải sản có vỏ, rượu bia...
Ngoài ra, nồng độ acid uric máu cũng tăng trong những trường hợp tổn thương thận như suy thận, làm giảm thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Bệnh gout là biểu hiện của tình trạng tăng acid uric kéo dài, với các triệu chứng viêm khớp như sưng nóng đỏ đau các khớp. Lắng đọng acid uric ở thận còn có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Acid uric dư thừa trong máu sẽ gây tăng acid uric máu
Cơ thể tạo ra acid uric sau khi phân hủy purin. Purin xuất hiện tự nhiên và không gây hại với số lượng nhỏ. Nhưng bằng cách thường xuyên ăn thực phẩm có hàm lượng purine cao, có thể tăng nồng độ acid uric theo thời gian.
Thực phẩm và đồ uống có nhiều purin bao gồm:
- Thịt đỏ.
- Các loại thịt nội tạng như gan.
- Hải sản (đặc biệt là cá hồi, tôm, tôm hùm và cá mòi).
- Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao.
- Rượu (đặc biệt là bia, kể cả bia không cồn).
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric do tác dụng phụ, bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu (đôi khi được gọi là thuốc nước).
- Thuốc ức chế miễn dịch.
2. Triệu chứng của tăng acid uric máu
Không phải tất cả các trường hợp tăng acid uric máu đều khởi phát triệu chứng, mà chỉ có khoảng 75 - 79% tổng số ca tăng acid uric máu là có bộc lộ triệu chứng ra bên ngoài. Khi khởi phát triệu chứng, tình trạng acid uric cao thường để lại các dấu hiệu như:
Các triệu chứng của gout:
- Người bệnh có các biểu hiện đau nhức nhối.
- Sự đổi màu hoặc đỏ.
- Độ cứng.
- Sưng tấy.
Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:
- Người bệnh có các biểu hiện đau ở lưng dưới hoặc bên hông.
- Buồn nôn hoặc nôn do đau.
- Biểu hiện sốt hoặc ớn lạnh.
- Có máu trong nước tiểu và đau khi đi tiểu.
- Ngoài ra, người bệnh có thể không thể đi tiểu, đi tiểu có mùi hôi hoặc có vẻ đục.
3. Tăng acid uric máu có lây không?
Acid uric tăng cao thường gặp ở những người có thói quen sống không lành mạnh và chế độ dinh dưỡng không khoa học. Đồng thời, việc thiếu vận động, thừa cân, béo phì, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp cũng góp phần làm tăng nguy cơ này. Vì vậy, tăng acid uric máu không thể lây nhiễm.
4. Phòng ngừa tăng acid uric máu
Để phòng tránh tình trạng tăng acid uric có thể thực hiện những cách như sau:
Cần xây dựng thực đơn ăn uống theo nguyên tắc hạn chế thực phẩm gây hại (thực phẩm giàu purin, nhiều đường fructose, tinh bột hấp thụ nhanh, bia, rượu…), tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi (thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin C…) và uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Ghi nhận cho thấy nguy cơ tăng acid uric máu ở người thừa cân – béo phì cao gấp 2 lần so với người có cân nặng khỏe mạnh. Do đó, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế béo phì là yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh nguy cơ tăng acid uric trong máu.
Để duy trì cân nặng khỏe mạnh, mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc rèn luyện thể chất đều đặn (từ 30 phút/ngày, 3 lần/tuần).
Kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, suy giáp… để phòng ngừa tăng acid uric máu.
Do đó, người mắc phải các bệnh lý này cần tuân thủ phác đồ điều trị y khoa và những lưu ý của bác sĩ để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, từ đó phòng tránh được nguy cơ tăng acid uric máu.
Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là cơ hội để bạn có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu, từ đó giúp bạn chủ động kiểm soát bệnh hiệu quả
5. Cách điều trị tăng acid uric máu
Cách tốt nhất để giúp giảm acid uric là tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purine cao thường xuyên nhất có thể. Cố gắng hạn chế tần suất ăn hoặc uống:
- Thịt đỏ và nội tạng
- Rượu bia
- Đồ uống được làm ngọt bằng si-rô ngô có hàm lượng đường cao (như soda)
- Hải sản (đặc biệt là cá hồi, tôm, tôm hùm và cá mòi).
Đối với những trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì và chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đến xương khớp hay thận do acid uric tăng trong máu thì chưa cần sử dụng thuốc điều trị hạ acid uric máu. Đối với những người đã có biểu hiện và được chẩn đoán gout, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị đặc hiệu song song với thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Những loại thuốc được sử dụng cho người bị gout bao gồm các thuốc kháng viêm nhằm điều trị các triệu chứng sưng đau khớp như thuốc chống viêm không steroid, colchicine hoặc corticoid.
Ngoài ra, nếu người bệnh có hạt tophi lớn do lắng acid uric kéo dài có thể gây ra tình trạng cứng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động khớp, người bệnh có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.
Đối với người bị suy thận, sỏi thận do acid uric cao, bác sĩ sẽ xử lý sỏi thận cho người bệnh trước. Các phương pháp sử dụng có thể là uống thuốc giảm đau, tán sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Điều này tùy vào kích thước sỏi của người bệnh. Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp với người bị bệnh thận do acid uric để thúc đẩy quá trình cải thiện chức năng thận và cân bằng hàm lượng acid uric.