Từ bỏ thói quen ăn uống dưới đây để hạn chế tăng acid uric

28-10-2023 07:14 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric. Vì vậy, những người có thói quen ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có.

Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?

SKĐS - Acid uric là một sản phẩm từ quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Đối với hầu hết mọi người, acid uric có lợi vì nó hoạt động như một chất chống ôxy hóa và duy trì sức khỏe của mạch máu.

Điều này thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gout, làm nhanh tái phát các cơn gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gout mạn.

Những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Những người có thói quen ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có.

Những người có thói quen ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có.

Những thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới acid uric tăng

Acid uric là sản phẩm dị hóa cuối cùng trong quá trình chuyển hóa nucleotide purine ngoại sinh và nội sinh ở người. Người bị acid uric cao thường có các thói quen ăn uống "xấu" dưới đây:

  • Uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức.
  • Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit.
  • Các loại thịt có màu đỏ chứa purin. Trong đó, hai loại purin chiếm nhiều nhất trong thịt đỏ là hypoxanthine và adenine, cao hơn rất nhiều so với những loại thực phẩm khác. Điều này được chứng minh là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Ăn các loại hải sản giàu purin bao gồm: cá cơm, cá mòi, con sò, con trai sông, cá hồi, cá ngừ…
  • Các loại nấm, giá, bạc hà (dọc mùng)… sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Các loại thịt chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn toàn không tốt cho người acid uric tăng.

Cách hạn chế acid uric tăng

Purin là một hợp chất mà khi được cơ thể hấp thụ và phân hủy sẽ tạo thành acid uric, vậy muốn giảm acid uric thì phải hạn chế hấp thụ purin.

Purin có trong một số loại thực phẩm, đặc biệt có hàm lượng cao trong các loại thịt thú rừng, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, cá cơm, cá trích, cá mòi, con trai, các loại thịt xông khói; các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ uống nhiều đường, rượu bia... Vì vậy, đơn giản nhất là hãy hạn chế các thực phẩm này để giảm purin.

Từ bỏ những thói quen ăn uống dưới đây để hạn chế acid uric tăng - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì, không kiểm soát được cân nặng cũng khiến nguy cơ acid uric tăng.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là:

  • Ăn các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho, anh đào…
  • Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá sakê.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Bổ sung các loại vitamin, đặc biệt vitamin C.
  • Duy trì lối sống khoa học chẳng hạn như vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập yoga, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh áp lực, căng thẳng.

Chỉ số và ý nghĩa của xét nghiệm acid uric

Chỉ số acid uric cao bao nhiêu thì bị bệnh là lo lắng của rất nhiều người. Theo tiêu chuẩn y khoa, ở nam giới mức acid uric trong máu được coi là bình thường sẽ nằm trong khoảng 202 - 416 μmol/l; còn ở nữ giới là từ 143 - 399 μmol/l. Vượt quá giới hạn này đồng nghĩa với việc bạn đang bị tăng acid uric máu. Nồng độ acid uric trong máu cũng sẽ tăng giảm tùy theo chế độ dinh dưỡng. Nồng độ acid uric sẽ gia tăng khi tăng tiêu thụ lượng lớn purin vào cơ thể.

Xét nghiệm acid uric không phải là xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout, nhưng các triệu chứng của gout kết hợp với acid uric máu cao là cơ sở để chẩn đoán. Cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định nguyên nhân: Acid uric trong máu tăng do tăng sản xuất acid uric. Một số nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric thường gặp là: Suy thận; Nghiện rượu; Dùng thuốc lợi tiểu; Suy tim…

Khi bạn thấy các triệu chứng như sau thì nên đi làm xét nghiệm acid uric máu:

- Đau ngón chân, tay, mắt cá chân, đầu gối…

- Bị sưng đỏ, tấy các vùng khớp

- Khớp có cảm giác ấm khi chạm vào.



BS. Hà Hùng Thủy
Ý kiến của bạn