1. Khái niệm suy tĩnh mạch nông chi dưới
Suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng của hệ tĩnh mạch (TM) nông chi dưới do sự hoạt động không hiệu quả của các van tĩnh mạch. Nó có thể kèm theo tình trạng giãn bệnh lý của các TM nông hoặc không.
Các TM nông bị giãn có thể là TM mạng nhện đường kính (ĐK)< 1mm,="" tm="" lưới="" đk="" 1-3mm,="" tm="" nông="" dưới="" da="" đk=""> 3mm hoặc TM hiển lớn, hiển bé và các nhánh hợp lưu của chúng.
Suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Suy giãn tĩnh mạch khiến bệnh nhân cảm thấy tê bì, chuột rút chân, mỏi chân vào buổi chiều. Từ đó dẫn tới giảm chất lượng cuộc sống và giảm năng suất làm việc. Hơn nữa, sự thay đổi về sắc tố da cũng khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi chân xuất hiện các búi giãn mao mạch và tĩnh mạch lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, khi bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển nặng hơn có thể gây ra các vết nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể bị lở loét, thậm chí có nguy cơ hoại tử, điều trị khó dứt điểm.
2. Nguyên nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới
Bình thường trên thành tĩnh mạch có các lá van chỉ cho phép dòng máu đi một chiều từ các tĩnh mạch đổ về tim.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới tiến triển chậm, gây ra do sự suy giảm từ từ chức năng của van trong lòng các tĩnh mạch ở chi dưới, sự giảm trương lực thành mạch làm cho van tĩnh mạch không đủ chức năng, hoặc do chức năng bơm của cơ không đủ, huyết khối tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch không do huyết khối làm cản trở lượng máu trở về tim, máu trào ngược và ứ tại các tĩnh mạch ở chân dẫn tới giãn rộng không hồi phục các tĩnh mạch nông dưới da, gây ra tình trạng thoát dịch vào khoảng gian bào ngoài mạch máu, tạo nên phổ biểu hiện lâm sàng đa dạng từ không triệu chứng đến có triệu chứng.
Các yếu tố nguy cơ
- Giới tính: Phụ nữ dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Nội tiết tố nữ có xu hướng làm giãn thành tĩnh mạch, khiến các van dễ bị suy hơn.
- Di truyền học: Nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ tăng lên nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh này.
- Tuổi: Khi già đi, các tĩnh mạch bắt đầu mất tính đàn hồi và các van bên trong chúng cũng kém hoạt động.
- Cân nặng: Thừa cân gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch do phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở lại tim. Điều này làm tăng áp lực lên các van, khiến chúng dễ bị suy hơn.
- Nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi phải đứng trong thời gian dài khiến máu khó lưu thông dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Thai kỳ: Khi mang thai, lượng máu tăng lên để hỗ trợ thai nhi phát triển gây thêm áp lực cho tĩnh mạch. Đồng thời, nồng độ hormone tăng lên trong thời kỳ mang thai khiến mạch máu giãn ra và kích thước tử cung to lên, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng phần lớn cải thiện sau sinh.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Táo bón, thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý cũng tăng nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng của hệ tĩnh mạch nông chi dưới do sự hoạt động không hiệu quả của các van tĩnh mạch.
3. Triệu chứng và dấu hiệu suy tĩnh mạch nông chi dưới
- Giai đoạn đầu, bệnh nhân có triệu chứng mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều. Có thể xuất hiện chuột rút vào buổi tối và cảm giác bị kim châm, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
- Cảm giác căng cứng hoặc tức nặng ở bắp chân, bệnh nhân có thể tự nhìn thấy mạch máu nhỏ li ti ở chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân, bao gồm giãn tĩnh mạch dưới da dạng mạng nhện (ĐK <1mm), giãn="" tĩnh="" mạch="" dưới="" da="" dạng="" lưới="" (đk="" 1-3mm)="" và="" giãn="" tĩnh="" mạch="" nông="" dưới="" da="" (đk="">3mm).
- Giai đoạn tiến triển xuất hiện phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, thay đổi màu sắc da vùng cẳng chân. Có thể thấy các búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da.
- Giai đoạn biến chứng bệnh nhân có thể bị viêm tĩnh mạch nông huyết khối, chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét.
Suy giãn tĩnh mạch được phân loại theo CEAP làm 6 giai đoạn từ C0-C6, theo từng giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
- Giai đoạn C0 bệnh chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch sờ được hay quan sát bằng mắt được.
- Giai đoạn C1 xuất hiện giãn tĩnh mạch mạng nhện hay dạng lưới <>
- Giai đoạn C2 xuất hiện giãn tĩnh mạch dưới da > 3mm.
- Giai đoạn C3 xuất hiện hiện tượng phù.
- Giai đoạn C4 bắt đầu xuất hiện biến đổi cấu trúc da và mô dưới da, biến đổi sắc tố da.
- Giai đoạn C5 có thể xuất hiện loét thể lành.
- Giai đoạn C6 xuất hiện vết loét không lành.
4. Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có lây nhiễm không?
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh suy giãn tĩnh mạch nông có yểu tố di truyền.
Trong một nghiên cứu đối chứng ca bệnh của 67 bệnh nhân và cha mẹ của họ, nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch là 90% khi cả cha và mẹ đều mắc bệnh, 25% đối với nam giới và 62% đối với phụ nữ khi một trong hai cha mẹ mắc bệnh và 20% nếu không có cha mẹ nào bị giãn tĩnh mạch.
5. Phòng bệnh suy tĩnh mạch nông chi dưới
Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện những điều sau:
- Trong công việc: Tránh tư thế đứng và ngồi lâu gây cản trở sự trở về của dòng tuần hoàn TM.
- Trong cuộc sống: Chơi các môn thể thao như bơi, thể dục thẩm mỹ, đi bộ…, nâng cao chân về đêm, nâng cao chân giường, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao như xông hơi, tắm nắng, ngâm chân nước nóng.
- Tránh sử dụng thuốc tránh thai.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế thuốc lá và rượu.
- Vận động nhiều, đi giày đế thấp, mềm, không nên mặc quần áo quá chật đặc biệt là vùng chậu hông.
6. Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới
Điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng và phân loại mức độ của bệnh, vị trí và giải phẫu tĩnh mạch, sự hiện diện của vết loét, các bệnh lý kèm theo và mong muốn đáp ứng điều trị của bệnh nhân (thẩm mỹ, cải thiện triệu chứng ).
- Nội khoa: Như bước điều trị ban đầu đối với tất cả các bệnh nhân, cho tất cả các giai đoạn của bệnh từ C1-C6, bao gồm các thuốc tăng trương lực thành mạch, đi tất áp lực và tập luyện.
- Bệnh nhân có chỉ định điều trị can thiệp khi:
- Lâm sàng có một trong các triệu chứng của suy giãn TM nông chi dưới.
- Phân độ lâm sàng theo CEAP từ C2-C6.
- Trên siêu âm Doppler có suy van TM nông chi dưới với dòng trào ngược >0.5s.
- Điều trị nội khoa kém hiệu quả.
- Các phương pháp can thiệp bao gồm: gây xơ, nhiệt nội tĩnh mạch, RFA, phẫu thuật…