Biến chứng của tiêm xơ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

13-06-2024 09:00 | Y học 360

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng tiêm xơ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc thiếu các bước siêu âm, chẩn đoán theo đúng quy trình y khoa bởi bác sĩ mạch máu.

Thực trạng đáng lo ngại của việc điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay

Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Duy Kiên hiện đang công tác tại Khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: "Biến chứng do điều trị suy giãn tĩnh mạch sai cách đang tăng nhanh chóng. Nguyên nhân chính xuất phát từ tình trạng "bất ổn" về nhân sự lẫn chuyên môn tại một số phòng khám và thẩm mỹ viện. Điều này dẫn đến việc chẩn đoán sai, điều trị không đúng căn nguyên, khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nặng, dễ tái phát hoặc thậm chí phát sinh biến chứng khiến bệnh nhân tiền mất - tật mang."

Thiếu hụt bác sĩ chuyên môn:

Hiện nay, tình trạng thiếu hụt bác sĩ chuyên khoa mạch máu, đặc biệt là những bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, đang ngày càng trở nên trầm trọng so với nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao.

Chính vì vậy, nhiều cơ sở y tế đã có tình trạng sử dụng các nhân lực không đủ chuyên môn để tư vấn, thậm chí khám chữa bệnh cho bệnh nhân, dẫn đến việc bệnh nhân bị chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch sai phương pháp, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Lạm dụng 1 phương pháp điều trị cho nhiều cấp độ

Một số nơi vì chạy theo lợi nhuận, đã cố áp dụng một phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch cho nhiều cấp độ, bất chấp tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Hậu quả là bệnh nhân không được điều trị tận gốc, bệnh dễ tái phát, trở nặng hoặc thậm chí gây ra những biến chứng suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 và hậu quả khi điều trị không đúng phác đồ:

Laser xung dài

Khác với "Laser nội mạch" - dùng năng lượng nhiệt đưa vào trong lòng tĩnh mạch để xơ hoá. Laser xung dài (hay Laser thẩm mỹ hoặc Laser bề mặt) - giúp điều trị tổn thương mạch máu ngay trên bề mặt da, sử dụng bước sóng 1064nm đưa năng lượng hấp thụ sâu tới lớp hạ bì.

Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ: "Laser xung dài được chỉ định để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông cấp độ C1 - khuyên dùng cho dạng tĩnh mạch mạng nhện (đường kính tĩnh mạch dưới 1mm."

Nhưng hiện nay, nhiều cơ sở thẩm mỹ và y khoa đang lạm dụng laser xung dài cho nhiều cấp độ, dẫn đến tổn thương mô, gây ra những biến chứng thường gặp như: Tấy đỏ ở vùng điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm da hoặc thay đổi sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da… và tất nhiên, hiện tượng tái phát rất dễ xảy ra.

Tiêm xơ

Tiêm xơ là phương pháp tiêm dung dịch gây xơ trực tiếp vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đóng lại và cuối cùng mờ dần. Phương pháp này chỉ nên dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông mức độ C1, đặc biệt khuyên dùng đối với trường hợp giãn tĩnh mạch dạng lưới (tĩnh mạch có đường kính từ 1-3mm).

Biến chứng của tiêm xơ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch- Ảnh 1.

Tiêm xơ khuyên dùng cho giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng lưới - Nguồn: Dr.Vein

Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ một số tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xuất hiện sau khi tiêm xơ, bao gồm:

- Đau tại vùng tiêm: Có thể xuất hiện cảm giác đau ở mức độ vừa phải khi chạm vào tĩnh mạch vừa điều trị và có thể chạy dọc theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác tạm thời, sẽ nhanh chóng biến mất.

- Tăng sắc tố tạm thời: khoảng 15% bệnh nhân trải qua liệu pháp xơ cứng nhận thấy sự đổi màu trên da (vệt màu nâu nhạt) sau điều trị, và thường mờ dần sau đó từ 4 đến 12 tháng. Một số trường hợp có thể tồn tại trong nhiều năm.

- Bỏng hoặc loét da: nếu không được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu nhiều kinh nghiệm, trong quá trình tiêm xơ có thể gây thoát thuốc vào mô xung quanh tĩnh mạch, gây bỏng từ đó tạo ra vết phồng rộp có thể vỡ ra thành vết loét.

Biến chứng của tiêm xơ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch- Ảnh 2.

Loét da do thoát thuốc khi tiêm xơ. Nguồn medindia

- Hiện tượng Refill: Đây là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ xảy ra từ 20-40% sau khi bệnh nhân được chữa trị bằng tiêm xơ đơn thuần. Hiện tượng này là tình trạng các tĩnh mạch sẽ lại đầy và tái hiện.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu: là tình trạng hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu - một trong những nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi (PE). Tiêm xơ chống chỉ định đối với bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Biến chứng của tiêm xơ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch- Ảnh 3.

Minh họa huyết khối tĩnh mạch sâu. Nguồn Dr.Vein

Việc siêu âm, chẩn đoán trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu (thay vì kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng như một số thẩm mỹ, phòng khám) là vô cùng quan trọng. Đây là bước giúp xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ và các nguy cơ tiềm ẩn để có chiến lược điều trị triệt để và hiệu quả nhất, giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Những bước tiến mới trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay

Hiện nay, nhiều nơi chỉ áp dụng đơn lẻ các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch, dẫn đến khi gặp ca phức tạp hoặc có nguy cơ tiềm ẩn sẽ khó điều trị triệt để. Đối với suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 (giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện), tiêm xơ và laser xung dài là những phương pháp truyền thống hiện được áp dụng phổ biến.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia ở Mỹ và Châu Âu đã giới thiệu liệu pháp kết hợp, mang lại hiệu quả vượt trội so với phương pháp đơn lẻ và giảm thiểu biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể, công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài kết hợp điều trị trong cùng 1 thì) được nhiều chuyên gia thuộc Hiệp hội Tĩnh mạch Hoa Kỳ giới thiệu như một lựa chọn tối ưu nhờ hiệu quả cải thiện đáng kể so với các phương pháp truyền thống. SCLASER là phương pháp kết hợp ưu điểm của tiêm xơ và laser xung dài, giúp:

- Loại bỏ tận gốc các mạch máu bị giãn, không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa tái phát.

- Giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

- Mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người bệnh tự tin trong cuộc sống.

Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa II Phan Duy Kiên tốt nghiệp đại học Y Dược và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành ngoại lồng ngực – tim mạch. Có nhiều năm công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Về lĩnh vực mạch máu, bác sĩ Kiên đã tham gia điều trị và phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh. Bác sĩ được cấp chứng nhận chứng nhận điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch ít xâm lấn như Laser/RFA.

Mỗi năm bác sĩ Kiên có kinh nghiệm điều trị rất nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch từ cấp độ C0 đến C6.

Hiện bác sĩ Phan Duy Kiên là thành viên Hội nghị Mạch máu Châu Âu (ESVS), Hội nghị vết thương Châu Âu (EWMA), Thành viên Hiệp hội Global – CLI và Hội bệnh lý Mạch máu Việt Nam. Bác sĩ còn là cố vấn chuyên môn tại Dr.Vein - điều trị chuyên sâu bệnh lý tĩnh mạch. Từng tu nghiệp tại Mỹ, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha... Đồng thời là tác giả và đồng tác giả nhiều nghiên cứu về lĩnh vực mạch máu và vết thương. Tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sách chăm sóc và điều trị vết thương.

PV


Ý kiến của bạn