Khi bạn khát và cần uống nước, loại đồ uống nào sẽ giúp cơ thể đủ nước, chống khát? Chắc chắn rằng nếu khát, bạn sẽ rót một cốc nước lọc để uống.
Tuy nhiên, điều thú vị là theo một nghiên cứu của Đại học St. Andrews (Scotland), nước lại không phải là loại đồ uống chống khát tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, đồ uống có chứa một chút ít đường, chất béo hoặc protein thậm chí giúp cơ thể chống khát lâu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn uống rượu bia, cà phê, hoặc đồ uống nhiều đường, đồ uống có gas thì lại gây phản tác dụng, khiến cơ thể nhanh mất nước hơn do hiện tượng thẩm thấu ngược ở ruột.
Theo GS. Ronald Maughan (Trường Y khoa St. Andrews và là tác giả của nghiên cứu), lý do liên quan đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với đồ uống. Thậm chí còn một nghịch lý là bạn uống càng nhiều một lúc, đồ uống nhanh chóng rời khỏi dạ dày hấp thụ vào máu, làm loãng dịch cơ thể và khiến bạn nhanh mất nước hơn.
Sữa "chống khát", "dưỡng ẩm" cơ thể tốt hơn nước lọc
Yếu tố khác ảnh hưởng tới mức độ cung cấp nước cho cơ thể của đồ uống liên quan tới thành phần dinh dưỡng trong đồ uống. Ví dụ, sữa còn cung cấp nước cho cơ thể tốt hơn nước lọc bởi trong thành phần của sữa có chứa đường lactoza, một số protein và chất béo giúp làm chậm quá trình chất lỏng thoát khỏi dạ dày và giúp cơ thể chống khát trong một thời gian dài hơn.
Sữa cũng có natri, nên hoạt động giống như một miếng bọt biển giữ nước trong cơ thể, giúp lượng nước tiểu tạo ra ít hơn.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với các dung dịch bù nước đường uống được sử dụng để điều trị tiêu chảy. Những loại dung dịch bù nước chứa một lượng nhỏ đường, cũng như natri và kali, cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình giữ nước trong cơ thể.
Tránh đồ uống chứa nhiều đường, rượu bia, đồ uống chứa cồn
Theo chuyên gia dinh dưỡng Melissa Majumdar (Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng/Academy of Nutrition and Dietetics ở Mỹ), chất điện giải - như natri và kali - góp phần giúp bù nước tốt hơn, trong khi lượng calo trong đồ uống dẫn đến việc làm rỗng dạ dày chậm hơn và do đó đi tiểu chậm hơn.
Tuy nhiên, đồ uống nhiều đường khi đi vào ruột non, nồng độ đường cao sẽ bị pha loãng do hiện tượng thẩm thấu sinh lý, kéo nước từ cơ thể vào ruột non để pha loãng nồng độ đường dẫn tới cơ thể bạn bị mất nước nhiều hơn.
Các loại nước ngọt và đồ uống có gas cung cấp đường và calo nhưng lại không khiến chúng ta no lâu như thức ăn thông thường. Nếu cần bổ sung nước cho cơ thể, hãy chọn nước lọc thay vì nước ngọt hay nước có gas.
Nước góp phần loại bỏ độc tố trong cơ thể thông qua gan và thận, đồng thời duy trì độ đàn hồi và mịn màng của làn da. Gan và thận cần nước để thanh lọc cơ thể.
Nước vì thế được coi là loại "kem dưỡng ẩm" rẻ tiền và hiệu quả nhất đối với làn da.
Uống đủ nước là rất quan trọng, giúp khớp được bôi trơn, ngăn ngừa nhiễm trùng và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào.
"Nếu bạn khát, cơ thể bạn sẽ uống nước nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với các vận động viên tập luyện trong thời tiết nóng bức, đổ nhiều mồ hôi hoặc những người làm việc cường độ cao liên tục mà không được nghỉ ngơi, bù nước khi đó là cần thiết.", chuyên gia dinh dưỡng Melissa Majumdar nói.
Rượu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Bia sẽ ít gây mất nước hơn rượu whisky, do thể tích nước trong bia nhiều hơn so với nồng độ cồn.
Cà phê có tác dụng lợi tiểu cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Uống khoảng 2-4 tách cà phê có thể làm bạn khiến bạn mất nước do lợi tiểu nhẹ, tạm thời. Để hạn chế điều này, hãy pha thêm 1-2 thìa sữa vào tách cà phê của bạn, sữa sẽ ngăn cơ thể mất nước do caffein.
Mời độc giả xem thêm video:
6 Mẹo Ăn Uống Trước Và Sau Khi Tiêm Vaccine COVID-19