Ăn quá nhiều đường có thể mắc hàng loạt bệnh mạn tính, ăn bao nhiêu là đủ?

07-04-2023 11:32 | Cảnh giác thực phẩm
google news

SKĐS - Theo một nghiên cứu mới, có ít nhất 45 lý do để cắt giảm lượng đường từ thực phẩm như bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, các chất làm ngọt,... nếu bạn muốn tránh xa các bệnh như sâu răng, đái tháo đường, bệnh gout, béo phì, tăng huyết áp...

Chất tạo ngọt không chứa calo thay thế đường có tốt như bạn nghĩ?Chất tạo ngọt không chứa calo thay thế đường có tốt như bạn nghĩ?

SKĐS - Erythritol là chất tạo ngọt không chứa calo (zero-calorie) dùng để thay thế đường. Theo một nghiên cứu mới, lạm dụng chất tạo ngọt này có thể tăng nguy cơ cục máu đông, đột quỵ và đau tim ở người bệnh tim mạch, tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tiêu cực của việc ăn quá nhiều đường đối với sức khỏe. Điều này đã dẫn tới các khuyến nghị hạn chế ăn lượng đường thêm vào thực phẩm ở mức dưới 10% lượng calo hàng ngày của một người.

Công bố của các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ trên tạp chí y học BMJ đã đánh giá 73 phân tích tổng hợp từ 8.601 nghiên cứu.

Nghiên cứu trên cho thấy, ăn nhiều đường từ thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn,...) liên quan tới nguy cơ cao hơn đáng kể 45 tác động tiêu cực đối với sức khỏe bao gồm đái tháo đường, bệnh gout, béo phì, tăng tuyết áp, đau tim, đột quỵ, ung thư, hen suyễn, sâu răng, trầm cảm và chết sớm.

45 tác động tiêu cực tới sức khỏe do ăn quá nhiều đường  - Ảnh 2.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường tinh luyện và các chất tạo ngọt có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Vì vậy, theo các nhà khoa học, tốt nhất bạn nên ăn các loại trái cây và rau củ có cấu trúc nguyên vẹn. Bởi đường tự nhiên trong trái cây và rau củ thô tốt cho sức khỏe hơn là đường tinh chế hay các loại chất ngọt thêm vào thực phẩm.

"Free sugar", thuật ngữ được dùng để chỉ đường thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm (như bánh kẹo, nước ngọt có ga, đồ uống và thực phẩm chứa đường...), bao gồm đường tinh luyện và các chất làm ngọt khác.

Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều đồ uống chứa đường nhất có trọng lượng cơ thể nặng hơn (béo hơn) so với những người tiêu thụ ít nhất.

Tiêu thụ nhiều đường làm gia tăng nguy cơ béo phì, đây là yếu tố nguy cơ cao hơn đối với các loại bệnh khác như tim mạch, đái tháo đường, ung thư.

PGS. Brooke Aggar - chuyên gia tim mạch tại Trung tâm Y tế Irving (Đại học Columbia) cho biết, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường tinh luyện và chất tạo ngọt có thể thúc đẩy tình trạng viêm trong cơ thể, gây stress cho tim và các mạch máu, dẫn tới tăng huyết áp.

Thực phẩm chế biến sẵn vốn có thể chứa nhiều đường thêm vào làm tăng tình trạng viêm nhiễm - một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

45 tác động tiêu cực tới sức khỏe do ăn quá nhiều đường  - Ảnh 4.

Đường tinh chế và các chất tạo ngọt thường được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn, khi ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh tim mạch,...

“Toàn bộ carbohydrate (tinh bột) trong thực phẩm mất nhiều thời gian hơn để phân hủy thành đường đơn và phần chất xơ trong ngũ cốc và rau củ hoàn toàn không thể phân hủy được. Điều này có nghĩa là các loại ngũ cốc nguyên hạt không gây ra lượng đường trong máu tăng đột biến như khi chúng ta ăn các loại đường tinh chế.

Lượng đường trong máu tăng đột biến kích hoạt insulin tăng đột biến, khiến đường huyết không ổn định và là nguyên nhân cơ bản dẫn tới các vấn đề sức khỏe về lâu dài”, TS.Maya Adam - giám đốc Health Media Innovation (Trường Y khoa Stanford, Mỹ) lý giải.

Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể từ bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn

Các phát hiện kết hợp với hướng dẫn hiện có của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo mọi người nên hạn chế lượng đường tinh chế nạp vào cơ thể vào dưới 25 g (tương đương khoảng 6 thìa cà phê đường mỗi ngày).

Lượng đường này tương đương với 2,5 chiếc bánh quy sô cô la, gần nửa lít nước ép trái cây và khoảng 1,5 thìa canh mật ong. Theo Cleveland Clinic, một chiếc bánh rán vòng (bánh doughnut) chứa đến 15-30g đường.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị giảm nước ngọt, đồ uống có đường xuống dưới 200-355 ml mỗi tuần. Nghĩa là mỗi tuần bạn chỉ nên uống 1 lon soda, bởi 1 lon soda tương đương 355 ml.

Ngoài ra, bạn nên đọc nhãn mác thực phẩm khi mua sắm để tính toán lượng đường nạp vào cơ thể. Kể cả những thực phẩm bạn nghĩ rằng không ngọt như bánh mỳ, ngũ cốc ăn sáng hoặc nước sốt cũng chứa đường tinh luyện được thêm vào trong quá trình chế biến.

Đối với món tráng miệng, hãy ăn trái cây tươi thay vì bánh ngọt, bánh quy hay kem. Ngủ đủ giấc cũng là cách để giảm thèm ăn đồ ngọt chứa đường tinh luyện và các chất tạo ngọt, bởi khi mệt mỏi, bạn thường thèm những đồ ăn vặt kiểu này hơn.

"Cuộc sống của chúng ta có thể "ngọt ngào" hơn (khỏe mạnh hơn) nếu giảm ăn đường", TS. Maya Adam cho biết.

[Infographic] - 5 cách giúp bạn giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày[Infographic] - 5 cách giúp bạn giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày

SKĐS - Ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe, chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Những cách sau giúp bạn giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhằm tạo ra thói quen lành mạnh hơn đối với sức khỏe.

Việt Nam tiêu thụ đồ uống có đường tăng nhanh: Hệ lụy không hề 'ngọt'Việt Nam tiêu thụ đồ uống có đường tăng nhanh: Hệ lụy không hề "ngọt"

SKĐS - Sau 2 thập niên, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 10 lần, từ mức khoảng 6 lít năm 2002, thì năm 2021 con số này đã tăng lên gần 56 lít. Và hệ lụy của nó gây ra không hề "ngọt" như đường…

Mời độc giả xem thêm video:

Đẩy Lùi Bệnh Hô Hấp Ở Trẻ Nhờ Ăn Những Thực Phẩm Này


Bảo Linh
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn