Làng nồi đất xứ Nghệ 'đỏ lò' đón Tết

08-11-2021 15:25 | Xã hội

SKĐS - Xã Trù Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) được nhiều gọi với cái tên "làng nồi đất". Thời điểm này, cả làng đang đỏ lửa, cho ra lò hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày để phục vụ nhu cầu Tết.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 1.

Sản phẩm đất của làng có nét riêng đặc biệt mà ít nơi có được. Đó là sản phẩm nhẹ nhưng cứng, bền. Ngoài ra, nồi của làng đun nấu bất cứ thứ gì cũng giữ nguyên được hương vị vốn có của nó.

Để có được những nét đặc biệt này, khâu chọn đất rất quan trọng. Đất được người dân tuyển chọn ở xã Nghi Văn (Nghi Lộc) hoặc xã Sơn Thành (Yên Thành).

Đất sau khi được lấy về được xén nhỏ rồi nhồi nhuyễn. Khi đạt yêu cầu, người thợ cho lên bàn xoay để tạo hình sản phẩm. Các khâu tạo hình đều bằng bàn tay khéo léo, điêu luyện của người thợ nơi đây.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 2.

Công đoạn "gọt" sản phẩm.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 3.

Làm vung nồi.

Khi đã thành hình, người thợ phơi cho đất cứng vừa phải rồi dùng "dao" làm từ vỏ nứa để gọt lại cho thật trơn, đánh bóng sản phẩm và đem đi phơi nắng 1-3 ngày.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 4.

Chiếc vung được phơi qua trước khi đến công đoạn "gọt".

Bà Phạm Thị Hoàng (81 tuổi) – là một trong ít người trong làng làm ra những vung nồi chuẩn nhất. Tuy chỉ làm bằng tay nhưng hàng nghìn chiếc vung bà Hoàng làm ra đều vừa y với hàng nghìn chiếc nồi.

Làng nồi đất xứ Nghệ.

"Nhìn thì đơn giản nhưng để có được chiếc vung chuẩn thì không phải dễ dàng. Đất phải dẻo vừa phải và khi tạo hình vung phải có độ cong nhất định. Khi đưa đi phơi, vung khi bị "đổ", mất đi độ cong của vung" – bà Hoàng nói.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 6.

Sau khi phơi 1-3 ngày để sản phẩm có màu trắng thì người dân xếp các sản phẩm vào lò để nung.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 7.

Công đoạn gắn tay cầm cho nồi.

Thường lò nung cao khoảng hơn 1m, rộng 2 m. Tùy kích thước từng sản phẩm mà lò có thể nung từ 300-700 sản phẩm.

Ông Nguyễn Hữu Thanh (63 tuổi) cho biết, thời điểm này, mỗi tuần gia đình ông làm khoảng 800 loại nồi "3 lượng". Mỗi sản phẩm có giá 10.000 đồng. Đến giáp Tết thì lò nung đỏ lửa liên tục để cung cấp đủ cho khách hàng.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 8.

Việc nung cũng rất quan trọng và kỳ công. Nung được khoảng hơn 1 giờ đồng hồ thì người thợ bắt đầu phủ rơm kín. Sau đó là thời gian "vô lửa trận".

Người thợ cho biết "vô lửa trận" là việc tiếp lửa liên tục bằng các loại lá như: lá thông, bạch đàn hay lá tràm. Mỗi loại lá sẽ tạo một màu riêng cho sản phẩm.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 9.

Công đoạn tiếp lửa cho lò.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 10.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 11.

Làng nồi đất xứ Nghệ   - Ảnh 12.

Khi nung 4 giờ đồng hồ và xuất hiện lửa trên đỉnh lò thì sản phẩm đã "chín". Đợi khi sản phẩm nguội hẳn, rơm thành tro trắng thì dỡ sản phẩm ra đưa đi tiêu thụ.

Làng nghề gỗ lao đao trong dịch và cơ hội nắm bắt thị trường xuất khẩuLàng nghề gỗ lao đao trong dịch và cơ hội nắm bắt thị trường xuất khẩu

SKĐS - Dịch COVID-19 khiến các làng nghề gỗ bị giảm 76% sản phẩm đầu ra, giảm 90% thu nhập, hàng nghìn lao động mất việc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông tin về tiêm COVID-19 cho trẻ em.

V. Đồng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn