'Làng hy vọng' - Lời tri ân thầy cô dạy trẻ khiếm thính, tự kỷ nhân ngày 20/11

05-11-2022 07:12 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Tác phẩm "Le village de l'espoir" (Làng hy vọng), giải nhất cuộc thi "Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2022" tri ân sự hy sinh thầm lặng của các thầy cô tại ngôi trường dạy trẻ em khiếm thính, tự kỷ,... Niềm hạnh phúc của thầy cô nơi đây là giúp các em cảm nhận những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống qua ngôn ngữ ký hiệu.

Quán quân Phóng viên trẻ Pháp ngữ về đề tài COVID-19Quán quân Phóng viên trẻ Pháp ngữ về đề tài COVID-19

SKĐS - Với chùm bài viết về người bán hàng rong thời kỳ COVID-19 và các bạn trẻ Việt Nam trong thời gian giãn cách xã hội, Man Khánh Ly trở thành quán quân cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ. Đặc biệt, nữ sinh còn làm cả khán phòng tan chảy trái tim với lời tự sự về mẹ - một người bán hàng rong.

Với chủ đề "Pháp ngữ của tương lai: Tiếng nói của những người trẻ", cuộc thi năm nay nhằm mục đích khuyến khích các bạn trẻ Pháp ngữ vận dụng sự đa dạng và phong phú của tiếng Pháp để chia sẻ mối quan tâm và mơ ước về tương lai của mình cũng như tương lai của cộng đồng Pháp ngữ.

Tác phẩm "Le village de l'espoir" (Làng hy vọng) của thí sinh Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên đến từ Huế đã đạt giải Nhất Cuộc thi "Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2022" do Báo Le Courrier du Vietnam thuộc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức.

'Làng hy vọng', tác phẩm giải nhất Phóng viên trẻ Pháp ngữ như lời tri ân gửi tới các thầy cô nhân ngày 20/11 - Ảnh 2.

Ngôi trường "Làng hy vọng" là nơi mang lại hạnh phúc cho các em nhỏ kém may mắn. (Ảnh: Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên)

Tác phẩm đoạt giải nhất của tác giả Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên viết về ngôi nhà mang tên “Làng hy vọng”, nơi những trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng đã vượt lên số phận để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

'Làng hy vọng', tác phẩm giải nhất Phóng viên trẻ Pháp ngữ như lời tri ân gửi tới các thầy cô nhân ngày 20/11 - Ảnh 3.

Cô giáo Hằng đang dạy ngôn ngữ kỳ hiệu cho các học sinh khiếm thính. (Ảnh: Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên)

Tác phẩm "Làng hy vọng" bằng tiếng Pháp của bạn Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên cũng thay cho lời tri ân gửi tới các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bởi tác phẩm của bạn viết về những "người hùng thầm lặng" ngày ngày trao mật ngọt cho đời ở "ngôi làng hy vọng" dành cho học sinh khuyết tật.

Tại nơi đây, trẻ em kém may mắn được học theo chương trình phù hợp. Ngôi làng chào đón trẻ em khiếm thính, hiếu động và tự kỷ. Nằm giữa thành phố Đà Nẵng, ở số 209 Dũng Sĩ Thanh Khê, một ngôi nhà đơn sơ nhưng đầy ắp bao yêu thương. Ngôi nhà với tên gọi "Làng hy vọng" này đã đón nhận những em nhỏ khuyết tật hay có hoàn cảnh khó khăn trong suốt hơn 20 năm qua.

'Làng hy vọng', tác phẩm giải nhất Phóng viên trẻ Pháp ngữ như lời tri ân gửi tới các thầy cô nhân ngày 20/11 - Ảnh 4.

Ngôi trường "Làng Hy vọng" luôn đầy ắp yêu thương. (Ảnh: Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên)

Ở ngôi làng này, mọi trẻ em đều cảm thấy hạnh phúc. Có rất nhiều âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống mà chúng ta vốn coi là bình thường. Nhưng đối với nhiều em nhỏ nơi đây, đó là giấc mơ của các em được lắng nghe những thanh âm của cuộc sống. Chính vì thế, các thầy cô nơi đây muốn giúp các em khiếm thính cảm nhận được những âm thanh - hơi thở của cuộc sống.

Đây là lời tâm sự của cô Lê Thị Thúy Hằng, giáo viên dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ em ở nơi đây. Đối với các thầy cô nơi đây, niềm hạnh phúc của các em cũng chính là niềm hạnh phúc của thầy cô.

'Làng hy vọng' - Lời tri ân thầy cô dạy trẻ khiếm thính, tự kỷ nhân ngày 20/11 - Ảnh 5.

Hồ Ngọc Vĩnh Nguyên đoạt giải nhất cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ với tác phẩm "Le village de l'espoir" (Làng hy vọng). Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Cuộc thi báo chí Pháp ngữ thường niên do Báo Le Courrier du Vietnam (trực thuộc TTXVN), tờ báo bằng tiếng Pháp duy nhất tại Việt Nam, tổ chức với sự tài trợ của Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương (REPAP) của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và sự ủng hộ của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), các Đại sứ quán Pháp, Morocco, Rumania, Thụy Sĩ, Canađa và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam.

Sau một tháng phát động, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo thí sinh. Ban tổ chức đã nhận được 95 tác phẩm dự thi của 119 thí sinh và nhóm thí sinh đến từ khắp các vùng, miền trong cả nước và một số bạn trẻ mang quốc tịch Pháp.

20 thí sinh và nhóm thí sinh có bài dự thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung khảo. Các bài viết này đã được đăng trên báo điện tử lecourrier.vn để độc giả bình chọn.

Các thí sinh chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đặc biệt, với sự tài trợ của REPAP, các tác phẩm này cũng đã được đăng trên đặc san của Báo Le Courrier du Vietnam với format sách bỏ túi. Cuốn sách nhỏ này sẽ được tặng cho sứ quán, các tổ chức quốc tế Pháp ngữ, các trường đại học trong và ngoài nước, cùng toàn thể các thí sinh tham dự cuộc thi.

Ban tổ chức cũng trao 1 giải nhì cho nhóm thí sinh Trương Thị Hà Ninh và Nguyễn Trường Giang (Đại học Ngoại thương Hà Nội); 1 giải ba cho nhóm thí sinh Trần Ngọc Thanh Trúc (Bạc Liêu) và Phạm Triệu Ngọc Tiên (Sóc Trăng).

Ngoài 2 giải khuyến khích, ban tổ chức cũng trao 6 giải khác, gồm: “Độc giả bình chọn” cho Nguyễn Thị Anh Thư (An Giang), “Thí sinh ấn tượng” cho Vũ Hoàng Oanh (Đại học Y Hà Nội), “Thí sinh năng động” cho Nguyễn Phạm Hoài Phương (An Giang), giải “Sinh viên tài năng” do AUF tài trợ cho nhóm thí sinh đến từ Đại học Hà Nội; giải của Đại sứ Morocco, ông Jamale Chouaibi cho thí sinh Hoàng Vân Linh (Hà Nội); giải của Đại sứ Rumania, bà Cristina Romila cho thí sinh Nguyễn Ngọc Minh Châu và Trần Thị Minh Ngọc (TP Hồ Chí Minh).

Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Nhóm Đại sứ Pháp ngữ tại Thụy SĩViệt Nam được bầu làm Chủ tịch Nhóm Đại sứ Pháp ngữ tại Thụy Sĩ

SKĐS - Vừa qua, tại thủ đô Bern (Thụy Sĩ), Trưởng các Cơ quan đại diện ngoại giao tham gia phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Nhóm Đại sứ Pháp ngữ tại Thụy Sĩ (GAF) nhất trí bầu Việt Nam làm Chủ tịch GAF nhiệm kỳ năm 2018.

Người thầy đặc biệt của nhạc sĩ Phú QuangNgười thầy đặc biệt của nhạc sĩ Phú Quang

SKĐS - Nhạc sĩ Phú Quang từng kể rằng, trong cuộc đời sáng tác của mình, ông luôn luôn coi một người nhạc sĩ là thầy, dù người đó chưa dạy ông một giờ nào cả. Đó là nhạc sĩ Hoàng Vân.

Cô gái người Dao nhận học bổng 1,2 tỷ đồng của ĐứcCô gái người Dao nhận học bổng 1,2 tỷ đồng của Đức

SKĐS - Từng vì định kiến con gái nên buộc phải dừng việc học, Chảo Thị Yến (huyện Bát Sát, Lào Cai) đã thành công chính nhờ con đường học tập. Mới đây, cô còn nhận được học Bổng của Đức với trị giá 1,2 tỷ đồng.

Mời độc giả xem thêm video:

Lan tỏa thông điệp 2K+ trong trường học không chỉ 1.000 học sinh mà nhân lên hàng nghìn gia đình


Nguyễn Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn