Nhà văn nổi tiếng thế giới từng là nhà giáo

21-04-2020 11:37 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Từ lâu trường học cũng là nơi hành nghề của không ít nhà văn tương lai. Dưới đây là vài nhà văn nổi tiếng thế giới trong sự nghiệp của mình từng có thời gian thực hiện công việc “gõ đầu trẻ”.

1. William Golding (1911-1993)

Tác giả Nobel Văn học tương lai người Anh (1983) nối nghiệp bố. Năm 1939 thầy William Golding dạy môn triết học và văn học Anh, còn năm 1945, giải ngũ sau thời gian phục vụ Hải quân Hoàng gia Anh, thầy dạy môn Văn học Anh.

Ký ức những năm làm giáo viên mang lại cho William Golding khá nhiều lợi ích thiết thực trong sự nghiệp viết văn. Giới phê bình văn học sở tại phổ biến cho rằng, các nhân vật trong tiểu thuyết đầu tay Lord of the Flies (Chúa Ruồi) của nhà văn mô phỏng theo hình mẫu học trò, thời Golding dạy học.

Tháng 6/1993, sau tang lễ William Golding, dàn đồng ca Trường Bishop Wordsworth’s School đã thực hiện màn trình diễn đặc biệt trước mộ, vĩnh biệt nhà văn. Tháng 3/2005, trước cửa trường long trọng gắn biển tưởng nhớ thời kỳ Golding làm giáo viên của trường.

William Golding tác giả Nobel Văn học 1983 từng là giáo viên Triết học và Văn học Anh.

William Golding tác giả Nobel Văn học 1983 từng là giáo viên Triết học và Văn học Anh.

2. Robert Frost (1874-1963)

Nhà thơ Mỹ nổi tiếng với phong cách viết về hiện thực nông thôn và sử dụng tiếng lóng địa phương 4 lần đoạt giải Pulitzer, Robert Frost khởi đầu làm nhà giáo chủ yếu vì mục đích bổ sung thu nhập cho sự nghiệp viết văn non nớt của mình.

Năm 1912 thi sĩ vượt đại dương sang Anh quốc tìm cảm hứng thi ca. Sau ngày hồi hương (vào những năm 1916-1938) Robert Frost dạy tiếng Anh tại Đại học Amherst, nơi ông khuyến khích sinh viên có khát vọng sáng tác văn học khai thác kiến thức từ kho tàng thơ cổ.

Để tri ân những đóng góp to lớn của nhà thơ cho sự nghiệp giáo dục, ngay thời ông còn sống, tên Frost đã được đặt cho một trường trung học (Robert Frost Middle Scholl ở Rockville) và thư viện trung tâm, Đại học Amherst.

3. J.R.R. Tolkien (1892-1973)

Tác giả cặp tiểu thuyết Anh quốc lừng danh đã được dựng phim The Hobbit (Anh chàng Hobbit) và The Lord of the Rings (Chúa tể những chiếc nhẫn) J. R. R. Tolkien lựa chọn sự nghiệp giáo viên ngữ văn không phải vì lý do cuộc sống túng thiếu, mà vì ông yêu thích.

Cha đẻ Chúa tể những chiếc nhẫn cũng biết cách “thôi miên” đám đông sinh viên, xui khiến sinh viên không chỉ chăm học, mà còn say mê tiếp thu kiến thức mới. Ngoài giờ lên lớp, nhà văn còn tham gia các hoạt động văn hóa sinh viên (cùng ca hát, khiêu vũ cùng... uống bia, lắm khi đến say xỉn).

4. Dan Brown

Bố tác giả thiếu thuyết hư cấu gây tranh cãi Mật mã Da Vinci, Dan Brown (sinh năm 1964) là giáo viên dạy toán tại Trường trung học Phillips Exeter Academy cũng viết sách giáo khoa suốt thời gian ngót 30 năm.

Bản thân Dan, sau tốt nghiệp đại học, từng có thời gian hành nghề ca sĩ trong một ban nhạc trẻ. Năm 1993 nhà văn Mỹ tương lai cùng vợ trở về thành phố quê hương Exeter (New Hampshire), nơi Brown làm giáo viên tiếng Anh tại Trường trung học Phillips Exeter Academy, trở thành đồng nghiệp của bố.

Để tăng thu nhập, Dan Brown dạy thêm tiếng Tây Ban Nha tại Trường trung học Hampton Fall gần khu vực.

Nỗ lực dung hòa công việc giảng dạy ở hai trường học với việc viết văn chứng tỏ quá tải, năm 1996 Brown quyết định từ bỏ nghề nhà giáo. Bước đi mạo hiểm không lập tức mang lại kết quả mong muốn. Để có sự nghiệp lớn, Dan Brown phải chờ thêm 7 năm, đến thời điểm xuất bản Mật mã Da Vinci (2003).


Ngọc Báu
Ý kiến của bạn