'Hóa chất vĩnh cửu' PFAS trong giấy vệ sinh ảnh hưởng tới sức khoẻ

22-03-2023 15:02 | Quốc tế
google news

SKĐS - Phơi nhiễm "hóa chất vĩnh cửu" PFAS trong máu (các hợp chất trong sản phẩm tiêu dùng như giấy gói đồ ăn nhanh, chảo chống dính, đồ trang điểm chống trôi,...) ảnh hưởng tới hormone và quá trình trao đổi chất ở người, làm thay đổi chức năng hormone tuyến giáp ở trẻ em.

Phát hiện “hóa chất vĩnh cửu” trong giấy vệ sinhPhát hiện “hóa chất vĩnh cửu” trong giấy vệ sinh

SKĐS - Theo nghiên cứu mới, chất thải qua nhà vệ sinh được đưa đến các nhà máy xử lý nước thải có thể tạo ra một nguồn ô nhiễm nước đáng kể.

Theo một nghiên cứu mới, các hóa chất độc hại tiềm ẩn trong sản phẩm hàng ngày (giấy gói đồ ăn nhanh, dụng cụ nấu ăn chống dính, đồ trang điểm và thảm,..) đang làm thay đổi quá trình trao đổi chất và nội tiết tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển ở người.

Qua phân tích mẫu máu từ trẻ nhỏ cho tới thanh thiếu niên, các nhà khoa học phát hiện trong máu của tất cả đối tượng nghiên cứu chứa hỗn hợp các hợp chất tổng hợp perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl - hay PFAS, bao gồm PFOS, PFOA, PFHxS, PFNA, PFHpS và PFDA.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ mới đây đã đưa ra quy định mang tính lịch sử yêu cầu kiểm soát nồng độ của một số hóa chất PFAS trong nước uống tại Mỹ.

"Phơi nhiễm hợp chất PFAS không chỉ làm gián đoạn quá trình chuyển hóa lipid và acid amin mà còn làm thay đổi chức năng hormone tuyến giáp ở trẻ em.", PGS. Jesse Goodrich (tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia khoa học dân số và sức khỏe cộng đồng tại Trường Y Keck, Đại học South California cho biết.

'Hóa chất vĩnh cửu' PFAS trong máu ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ - Ảnh 2.

Các hợp chất PFAS được gọi là '"hóa chất vĩnh cửu" do không dễ phân hủy trong môi trường. Các hóa chất PFAS có trong sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như giấy gói đồ ăn nhanh, đồ trang điểm, dụng cụ nhà bếp chống dính.

Để trẻ em phát triển hoàn hảo, tuyến giáp tiết ra hai hormone chính, đóng vai trò kiểm soát huyết áp và cách cơ thể tạo ra và sử dụng protein, chất béo và carbonhydrate (tinh bột). Theo Mayo Clinic,"những sứ giả hóa học" này ảnh hưởng tới mọi tế bào trong cơ thể.

Các acid amin cần thiết để tạo ra các enzym, hormone, protein và các phân tử thiết yếu khác, trong khi chất béo kiểm soát cách lưu trữ vitamin, hỗ trợ sản xuất hormone và điều chỉnh cách chất béo được chuyển hóa thành năng lượng, sử dụng.

“Nghiên cứu này phân tích chuyên sâu về việc phơi nhiễm với hóa chất PFAS không chỉ ảnh hưởng đến mức độ hormone ở người mà còn tác động đến các quá trình trao đổi chất.", nhà khoa học David Andrews tại Nhóm Công tác Môi trường, tổ chức đã lập nên bản đồ những địa điểm ô nhiễm PFAS trên toàn nước Mỹ nói.

Theo nhà khoa học Andrews, những thay đổi về chỉ dấu chuyển hóa có thể dự báo sức khỏe ở trẻ trong tương lai chẳng hạn như khả năng dễ bị béo phì, kháng insulin, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và thậm chí tiềm ẩn cả nguy cơ ung thư.

Nghiên cứu trên tạp chí môi trường và sức khỏe Environmental Health Perspectives cũng có kết quả đồng nhất. Các kết quả cho thấy, sự kết hợp của 6 hợp chất PFAS gây ra tác động rõ nét hơn tới chức năng hormone và chuyển hóa hơn chỉ một hợp chất đơn lẻ bất kỳ nào.

Hóa chất PFAS là gì?

Được sử dụng kể từ thập kỷ 1950, các hợp chất PFAS là hóa chất có trong máu của hầu hết người Mỹ do phơi nhiễm. Đây là thông tin của cơ quan đăng kiểm độc tố và bệnh tật Mỹ đưa ra.

PFAS còn thường được gọi là "hóa chất vĩnh cửu" bởi không dễ phân hủy trong môi trường. PFAS thường được sử dụng trong bao bì thực phẩm để ngăn dầu mỡ và nước ngấm qua giấy gói thực phẩm và cốc đựng đồ uống. Các hóa chất này cũng được sử dụng để sản xuất thảm, quần áo và đồ nội thất chống ố, chống thấm nước và dầu mỡ. Các ứng dụng khác bao gồm dụng cụ nấu ăn chống dính (chảo chống dính,..), điện thoại di động, máy bay thương mại và phương tiện phát thải thấp.

Một số PFAS được nghiên cứu nhiều nhất, chẳng hạn như axit sulfonic perfluorooctane (PFOS) và axit perfluorooctanoic (PFOA) có liên quan đến cholesterol cao, ung thư thận và các bệnh ung thư khác, viêm loét đại tràng, bệnh tuyến giáp hoặc rối loạn chức năng và nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Mối lo ngại của công chúng đã khiến các nhà sản xuất cam kết loại bỏ dần việc sử dụng hai hóa chất này trong các sản phẩm của Mỹ vào năm 2008. Tuy nhiên, “khi PFOS và PFOA được loại bỏ dần và thay thế, mọi người có thể tiếp xúc với các chất PFAS khác,” cơ quan đăng kiểm độc tố và bệnh tật Mỹ lưu ý.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Mỹ, các nghiên cứu hiện đang nhận thấy những tác động sức khỏe tương tự từ một số phiên bản PFAS mới hơn. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già là những đối tượng có nguy cơ cao hơn bị ảnh hưởng bởi loại "hóa chất vĩnh cửu" này.

Lời khuyên của chuyên gia nhằm giảm phơi nhiễm PFAS

Ngoài dùng máy lọc nước để lọc độc tố, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng thảm và đệm chống ố, bình xịt chống thấm cũng như dụng cụ nấu nướng chống dính. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm bằng gang, thép không gỉ, thủy tinh hoặc tráng men. Kiểm tra nhãn để nhận biết thành phần polytetrafluoroethylene, hoặc PTFE, hoặc các thành phần “fluoro” khác và tránh những thành phần đó.

Không ăn bỏng ngô quay trong lò vi sóng. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ được bọc trong giấy gói, hạn chế dùng hộp đựng đồ ăn nhanh và giấy bọc thực phẩm khác. Thay vào đó hãy nấu ăn ở nhà và ăn nhiều thực phẩm tươi sống hơn.

Một số sản phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân cũng chứa PFAS để dưỡng da, làm mịn hoặc làm cho da sáng bóng. Bắt đầu bằng cách tránh các loại mỹ phẩm được dán nhãn "chống mài mòn" (wear resistant) hoặc “lâu trôi” (long-lasting), mà một nghiên cứu năm 2021 cho thấy có hàm lượng hợp chất PFAS cao nhất. Chọn chỉ nha khoa bằng nylon hoặc lụa không tráng phủ hoặc loại được phủ sáp tự nhiên.

Nghiên cứu mới: Dùng vi khuẩn biến đổi gene để điều trị nhiễm trùng kháng thuốcNghiên cứu mới: Dùng vi khuẩn biến đổi gene để điều trị nhiễm trùng kháng thuốc

SKĐS - Theo một nghiên cứu nhằm chống lại mối đe dọa kháng kháng sinh, vi khuẩn biến đổi gene có thể được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng phổi khó chữa.

Mời độc giả xem thêm video:

Uống trà nóng hay lạnh tốt cho sức khỏe hơn?


Bảo Linh
(theo CNN Health)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn