Giải pháp nào giúp người lao động 'khỏe hơn' trước khó khăn của đại dịch COVID-19?

16-09-2021 12:29 | Doanh nghiệp
google news

SKĐS - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng trệ, thu hẹp sản xuất khiến hàng ngàn lao động rơi vào cảnh lao đao vì thất nghiệp. Để giúp người lao động "khỏe hơn" trong đại dịch, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh đã có nhiều giải pháp giải quyết việc làm, giúp người lao động vượt qua khó khăn.

Người lao động 'chạy' về quê sẽ tạo nên nghịch lý lớn về cung cầu lao độngNgười lao động "chạy" về quê sẽ tạo nên nghịch lý lớn về cung cầu lao động

SKĐS - Trước sự bùng phát nhanh và mạnh của dịch COVID-19, việc lao động ồ ạt về quê sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường lao động và đặt ra nhiều vấn đề để phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới.

Người lao động lao đao vì dịch

Theo Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ, thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19.  Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động có sự sụt giảm.

Bắt đầu từ tháng 05/2020, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tăng trở lại, tuy nhiên không còn nhộn nhịp như trước, số lượng doanh nghiệp đăng tuyển dụng cũng như các chế  độ lương thưởng không còn hấp dẫn và không còn cao so với trước đây.

Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn chưa phục hồi và còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu tuyển dụng lao động rất ít. Do đó thị trường lao động vẫn sẽ tồn tại sự lệch pha cung - cầu lao động.

Giải pháp nào hỗ trợ người lao động trước khó khăn của đại dịch COVID-19? - Ảnh 2.

Hiện cả nước có gần 3.000 hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ khó khăn vì COVID-19. Ảnh minh họa

Bà Nguyễn Thị Bích Vân - PGĐ Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ cho biết: Tính từ đầu năm 2021 cho đến hết ngày 20/7/2021, số người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 7.214 người, trong đó, số người đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp là 6.907 người.

Chị Thu Vân (TP. Bạc Liêu) chia sẻ: "Trước đây tôi làm việc tại một khu du lịch ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, công ty cắt giảm người, tôi phải chuyển sang phụ bếp tại quán ăn rồi bán hàng tạp hóa…, nhưng thu nhập không đủ trang trải chi phí. Vì vậy, tôi quyết định về quê tìm việc, dù thu nhập thấp nhưng vẫn dễ sống hơn ở thành phố".

Không chỉ ngành du lịch chịu ảnh hưởng khi dịch bệnh bùng phát mà các ngành nghề khác có nhiều công nhân, lao động theo làm việc như: công nghiệp, xây dựng, chế biến thủy sản… cũng chịu tác động không nhỏ đã kéo theo tình trạng mất việc của hàng triệu công nhân. Thậm chí, lao động phổ thông làm việc ở các cơ sở, hàng quán nhỏ cũng bị cắt giảm vì phải đóng cửa, tạm ngưng hoạt động vì giãn cách, phong tỏa…

Phục hồi sau dịch, cần những giải pháp nào?

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm, Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ đã thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp tại trung tâm hoặc tại các cơ sở đào tạo, tổ chức phiên giao dịch việc làm bằng hình thức trực tuyến kết nối không chỉ trong phạm vi TP Cần Thơ mà còn với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Trung tâm còn tổ chức các hoạt động: Gặp gỡ nhà tuyển dụng; Cà phê việc làm; Ngày hội việc làm thời vụ… phù hợp với từng đối tượng người lao động như: Người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sinh viên, học sinh vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, hoặc người có nhu cầu tìm việc làm trong thời gian ngắn. Bà Vân thông tin.

Theo PGĐ Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ, để phòng ngừa việc lây lan của dịch bệnh, từ ngày 16/6/2021, Trung tâm đang tạm ngưng hoạt động các lớp dạy nghề trực tiếp tại Trung tâm, song song đó, Trung tâm đang thực hiện các bước chuẩn bị để chuyển sang hướng dạy nghề theo hình thức trực tuyến, vừa đảm bảo cho người lao động tham gia học nghề, vừa phòng, chống việc lây lan của dịch bênh. Tuy nhiên, các lớp nghề do Trung tâm tổ chức theo hình thức đào tạo thường xuyên, 80% chương trình là thực hành nên học viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi học trực tuyến.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp như: Tập trung hỗ trợ, phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, Trung tâm sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với tình hình địa phương, dễ dàng chuyển đổi hình thức dạy và học để có bước ứng phó kịp thời khi có sự thay đổi; Đa dạng hình thức dạy và học để người học có thể tham gia học ở bất cứ nơi nào và thực hành bất cứ lúc nào thuận tiện.

Với Trung tâm Dịch vụ việc làm Bạc Liêu, bên cạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bạc Liêu cũng đẩy mạnh liên kết, tạo nguồn xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Đặc biệt, Trung tâm chú trọng việc phối hợp tư vấn sâu ở các địa phương, nhất là vùng nông thôn xa...

Cùng sự chủ động và sẵn sàng các giải pháp, thị trường lao động sẽ sớm phục hồi và tiếp tục có những bước chuyển biến, góp phần giúp lao động địa phương có việc làm ổn định, tăng thu nhập và nâng cao đời sống.

*Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Mời bạn đọc xem video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T- Pháo đài chống dịch trong giãn cách xã hội



Hạnh Chi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn