Hà Nội

Đau khớp gối, sưng nề sau khi ngã, thận trọng với đứt dây chằng chéo trước khớp gối

28-11-2023 14:42 | Bệnh thường gặp

SKĐS- Sau khi té ngã nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng "rắc" ở gối ngay sau chấn thương, sau đó là đau và sưng nề khớp gối… thì cần cảnh giác với đứt dây chằng chéo trước khớp gối.

Khớp gối hay bị tổn thương do chấn thương khi sinh hoạt như té ngã trượt chân cầu thang, trên sàn nhà, chơi thể thao ( bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis …) , và do tai nạn giao thông (va chạm xe máy, xe đạp, ô tô…) .

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối xảy ra khi chấn thương chủ yếu là gián tiếp (70%), thường do chấn thương trong khi chơi thể thao, chân bị xoắn vặn đột ngột trong khi đang chạy, bàn chân bị cố định đột ngột do sa chân xuống hố hoặc bị người khác đạp vào (đá bóng) hoặc người chơi xoay người chuyển hướng quá nhanh (tennis), hoặc do nhảy cao rồi rơi xuống tiếp đất trong tư thế chân không thuận hoặc trụ chân không chuẩn (bóng chuyền, bóng rổ).

Đối với đứt dây chằng chéo trước khớp gối do chấn thương trực tiếp (30%) do va chạm trực tiếp vào vùng gối, hay gặp trong các tình huống cản hay vào bóng (bóng đá ) hoặc do tai nạn giao thông.

Đau khớp gối, sưng nề sau khi ngã, thận trọng với đứt dây chằng chéo trước khớp gối- Ảnh 1.

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối thường do chấn thương trong khi chơi thể thao,

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước khớp gối

Nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng "rắc" ở gối ngay sau chấn thương, sau đó là đau và sưng nề khớp gối .

-Lỏng khớp gối: một thời gian sau khi hết đau và sưng nề khớp gối, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng gối, thể hiện bởi những triệu chứng như:

+ Cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại.

+ Không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối.

+ Đi lên xuống cầu thang khó khăn, cảm giác rất sợ khi phải đặt chân chấn thương xuống trước.

+ Nếu cố gắng chơi thể thao trở lại, người bệnh không thể hoặc rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh hoặc chạy theo hình chữ chi, đôi khi đang chạy người bệnh tự ngã mặc dù không có va chạm.

- Xuất hiện teo cơ: Đùi bên chấn thương nhỏ dần do teo cơ, nhất là mặt trước do teo cơ tứ đầu đùi, đây là hậu quả của đau, lỏng gối nên người bệnh không vận động chân bị chấn thương, khi đi lại chủ yếu tỳ đè bên chân lành, dẫn đến cơ đùi ngày càng teo và chân càng yếu.

Chẩn đoán hình ảnh đứt dây chằng chéo trước khớp gối các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X- quang thông thường. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy kết quả hình ảnh mất tín hiệu, mất liên tục của dây chằng chéo trước, phù nề đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, tụ dịch trong khớp gối hoặc các tổn thương kèm theo (nếu có ) của sụn chêm, dây chằng chéo sau…

Đau khớp gối, sưng nề sau khi ngã, thận trọng với đứt dây chằng chéo trước khớp gối- Ảnh 2.

Khi có vấn đề về khớp gối người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Cần làm gì khi bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối?

Khi có vấn đề về khớp gối người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Điều trị bảo tồn chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.

‎‎Điều trị phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương nếu tình trạng không cải thiện. ‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎Phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay.c lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào là tùy theo từng đối tượng bệnh nhân.

Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các phương pháp như đắp lá, dán cao, bẻ gối…mà nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác .

Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp

Chấn thương có 3 mức độ phân loại:

- Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.

- Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.

- Độ 3: Dây chằng đầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.

Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau khi chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.


3 điều cần biết để phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả3 điều cần biết để phòng ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả

SKĐS - Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện thường là đau gối, đau tăng lên khi vận động, đứng lên, ngồi xổm, đi lại... Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với độ tuổi, gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật.

BS. Nguyễn Thanh Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn