Phụ nữ cao tuổi dễ mắc thoái hóa khớp gối
Khớp gối nằm ở vị trí đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, mặt sau xương bánh chè và nhờ sụn khớp bao phủ. Đây là khớp chịu tác động của trọng lượng toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất. Chính vì vậy, khớp gối rất dễ bị thoái hóa, nhất là ở phụ nữ cao tuổi (80% trường hợp mắc bệnh).
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi toàn bộ khớp gối bao gồm sụn, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng, gân cơ quanh khớp bị tổn thương.
Biểu hiện thường gặp là biến đổi bề mặt sụn khớp, biến đổi bề mặt khớp, xơ hóa xương dưới sụn, gai xương.
Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Thoái hóa khớp gối tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh xảy ra những cơn đau mạn tính, khiến người bệnh suy giảm chức năng vận động ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống, sinh hoạt bình thường. Bệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm năng suất lao động.
Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời thì căn bệnh có thể tạo ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể: Đi lại đau đớn, khó khăn; cứng khớp, teo cơ; Biến dạng khớp gối, làm chi dưới cong vẹo; Vôi hóa sụn khớp;…;Nặng nhất là bại liệt, tàn phế, cần dùng xe lăn hỗ trợ đi lại.
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng lớn đến vận động vì vậy việc phòng thoái hóa khớp là vô cùng quan trọng.
- Giữ cân nặng hợp lý: Việc thừa cân béo phì sẽ gây áp lực cho xương khớp khiến khớp quá tải và dễ thoái hóa. Ngoài ra, thừa cân hoặc béo phì làm cho tình trạng viêm xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Do đó nên kiểm soát cân nặng hợp lý để bảo vệ khớp. Nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân bằng việc tham gia các hoạt động thể chất và có chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
- Chế độ ăn khoa học: Tiết giảm các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, chè, mứt, trái cây quá chín ngọt như xoài, nhãn, vải, các loại thức uống ngọt... để cơ thể ở mức vừa phải. Tránh xa rượu và thuốc lá. Bảo đảm bổ sung những chất chống lão hóa như vitamin E, A, (dầu thực vật, các loại đậu hạt, ngũ cốc), canxi có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, nghêu, sò, ốc, hàu... ; Vitamin C (cam, quýt, bưởi, dâu tây, ớt, cà chua...), các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium..
Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp: Tác dụng của tập luyện giúp các cơ và dây chằng khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai và đặc biệt giúp cho các túi hoạt dịch quanh khớp tiết dịch vào khớp để nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn cho khớp.
Tập luyện đã được chứng minh là có hiệu quả thực sự trong điều trị và phòng bệnh thoái hóa khớp gối. Tác dụng của tập luyện giúp các cơ và dây chằng khớp gối khỏe mạnh, dẻo dai và đặc biệt giúp cho các túi hoạt dịch quanh khớp tiết dịch vào khớp để nuôi dưỡng sụn khớp và bôi trơn cho khớp. Các động tác tập nên hạn chế các động tác làm tăng đè nén lên khớp gối.
Vì vậy, cần duy trì vận động một cách vừa phải hợp lý để tăng độ linh hoạt cho khớp. Tránh vận động quá sức hoặc mạnh gây tổn thương khớp gối, việc hoạt động quá sức khiến khớp gối bị quá tải và dễ bị tổn thương. Thay đổi tư thế sau mỗi 30 phút để tránh làm cơ khớp bị mỏi. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan.