Thoái hóa khớp gối trẻ hóa
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương khớp không hồi phục do quá trình lão hóa hoặc chấn thương. Khi sụn khớp bị tổn thương hay già hóa sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn là không có khả năng tự liền do bản thân không có mạch máu nuôi dưỡng.
Đây là một loại bệnh lý thường gặp với số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt ở các nước có tuổi thọ trung bình cao, nền kinh tế phát triển.
Theo thống kê của nhiều tác giả, tỷ lệ bệnh thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 28,6% trong số các bệnh về xương khớp. Phần lớn thoái hóa khớp gối là nguyên phát, bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Ước tính 25 – 30% người ở độ tuổi 45 – 64 tuổi và hơn 85% người trên 65 tuổi có hình ảnh thoái hóa khớp trên phim X-quang.
Tuy nhiên, ngày nay thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời, không thể đi lại được.
Nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trung niên và người cao tuổi
Thoái hóa khớp gối khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi do những cơn đau nhức hành hạ. Bệnh càng để lâu, các cơn đau càng dữ dội hơn, đặc biệt có xu hướng đau mạnh hơn về đêm do nhiệt độ hạ thấp khiến người bệnh mất ngủ, tinh thần suy nhược, ngày càng trở nên thiếu sức sống.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Cứng khớp.
- Đi lại khó khăn và có thể phải dùng nạng hỗ trợ.
- Biến dạng khớp gối, hai chân dưới bị cong.
- Teo cơ.
- Bại liệt, tàn phế, thậm chí phải dùng đến xe lăn.
Như vậy có thể thấy những biến chứng mà bệnh gây ra là vô cùng nguy hiểm. Bệnh tiến triển từ từ khiến cho sức khỏe ngày càng sa sút mà người bệnh không hề phát hiện, cơ thể ngày càng suy nhược nên dễ mắc thêm rất nhiều bệnh lý khác.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, tốt nhất người bệnh cần đi đến các bệnh viện chuyên khoa để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X-quang, siêu âm khớp, chụp MRI, nội soi khớp để kiểm tra tình trạng sụn khớp và những hư hại ở xương mà thoái hóa gây ra. Từ đó mới có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Thường nếu tình trạng thoái hóa mới ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động. Tuy nhiên nếu tình trạng thoái hóa đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, việc dùng thuốc sẽ được chỉ định hoặc có thể can thiệp ngoại khoa nếu cần.
Những vấn đề trong điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà bao gồm:
- Giảm cân hợp lý bằng các phương pháp khoa học.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi xương khớp chính là các thực phẩm giàu canxi, vitamin và các khoáng chất như các loại cá sống ở nước lạnh, nước hầm xương bò, ngũ cốc, đậu nành...
- Hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương đặc biệt là rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn nhanh hoặc các thực phẩm cay nóng.
- Tăng cường tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cải thiện chức năng vận động.
- Xoa bóp chân tay hằng ngày.
Tùy vào từng tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ được hướng dẫn những bài tập điều trị tại nhà phù hợp hơn. Người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để có thể hỗ trợ quá trình cải thiện bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Câu hỏi được đặt ra là người bệnh thoái hóa khớp gối là có nên đi bộ không? Bệnh nhân thoái hóa khớp gối thường có xu hướng ngại vận động do cảm giác đau, cứng khớp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân rèn luyện và duy trì thói quen đi bộ vì:
- Rèn tính linh hoạt của khớp: Đi bộ là cách vận động nhẹ nhàng, kích thích tạo dịch khớp giúp bôi trơn và nuôi dưỡng sụn, giảm tình trạng khô cứng khớp.
- Giảm cân, giảm áp lực cho khớp gối: Cứ mỗi 0.45kg mất đi, áp lực cơ thể đè lên đầu gối giảm xuống 4 lần, nhờ đó bệnh nhân thoái khớp gối sẽ giảm cảm giác đau đớn.
- Tăng cường lưu thông máu, hạn chế biến chứng tim mạch liên quan đến thoái hóa khớp.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đối với người thoái hóa khớp gối:
+ Vận động 5 – 10 phút trước và sau khi đi bộ bằng các động tác giãn cơ nhẹ nhàng, hạn chế chấn thương khớp gối.
+ Đi bộ vừa sức, khi đã quen có thể duy trì đi 30 – 60 phút mỗi ngày.
+ Trong quá trình đi bộ nếu khớp gối bị đau buốt, sưng đỏ, co cứng,... cần dừng lại và đến thăm khám cùng bác sĩ để chẩn đoán tình trạng.
Đi bộ là biện pháp phòng và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp nhẹ. Đối với các trường hợp bị đau nhiều, kéo dài cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, bại liệt, tàn phế...
Cảnh Báo: Những Thói Quen Xấu Làm Thoát Vị Đĩa Đệm Trở Nặng | SKĐS