1. Danh mục thuốc điều trị bệnh viêm ống dẫn trứng
Nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị viêm ống dẫn trứng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tuỳ thuộc vào tình hình bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác nhau để điều trị dứt điểm tình trạng viêm.
1.1. Thuốc kháng sinh
Kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ống dẫn trứng như Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae và các loại vi khuẩn khác. Giúp giảm viêm và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến các cơ quan khác trong vùng chậu.
Việc sử dụng kháng sinh giúp giảm các triệu chứng như đau bụng dưới, sốt, ra dịch âm đạo bất thường. Sau khi bắt đầu liệu trình kháng sinh, người bệnh thường thấy giảm triệu chứng sau vài ngày, đồng thời, ngăn ngừa biến chứng.
Trong nhiều trường hợp, viêm ống dẫn trứng có thể đi kèm với các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như viêm vùng chậu. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn tại ống dẫn trứng mà còn giúp kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ quan lân cận.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Gây rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm nấm đặc biệt là nấm candida
- Phản ứng dị ứng (nổi mẩn đỏ, ngứa, phản vệ, gây khó thở và sưng phù..)
- Kháng thuốc
- Tổn thương gan, thận
- Phát ban, nhạy cảm với ánh mặt trời
Chống chỉ định:
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em dưới 8 tuổi, người bị suy gan nặng
- Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin
- Người có tiền sử bệnh về dạ dày hoặc thực quản
- Sử dụng đồng thời với các thuốc chứa kim loại (như thuốc bổ sung sắt, canxi, magiê)
- Người đang bị các bệnh về tim mạch
- Người bị rối loạn chức năng thận nặng
Ví dụ: Doxycycline, Azithromycin, Ceftriaxone, Metronidazole…
Lưu ý: Sử dụng kháng sinh theo đơn bác sĩ đúng loại, đúng liều lượng, đúng đường dùng, dùng đủ thời gian khuyến cáo, tránh nguy cơ kháng thuốc và bệnh chuyển sang viêm mạn tính.
1.2. Thuốc giảm đau chống viêm
Thuốc giảm đau chống viêm có tác dụng giảm đau bằng cách ức chế các enzyme gây viêm, làm giảm sản xuất các chất trung gian gây đau, giảm viêm tại chỗ, giảm sưng và giúp ngăn chặn tổn thương thêm ở ống dẫn trứng giúp giảm áp lực lên các cơ quan sinh sản và giảm triệu chứng đau.
Một số trường hợp viêm ống dẫn trứng có thể đi kèm với triệu chứng sốt do nhiễm trùng. Thuốc NSAIDs như Ibuprofen và Paracetamol có tác dụng hạ sốt bằng cách ảnh hưởng lên trung tâm điều nhiệt của não, giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi sốt. Điều này giúp cải thiện cảm giác mệt mỏi và khó chịu do sốt cao.
Thuốc giảm đau và chống viêm giúp giảm các triệu chứng, từ đó làm giảm sự căng thẳng, giúp người bệnh dễ chịu hơn và nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, thuốc giảm đau chống viêm cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị của thuốc kháng sinh, ngăn ngừa các biến chứng do viêm kéo dài.
Tác dụng phụ:
- Gây rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón..).
- Buồn nôn, nôn.
- Đau dạ dày.
- Tăng nguy cơ loét dạ dày-tá tràng và chảy máu tiêu hóa.
- Gây rối loạn chức năng gan, thận.
- Tăng nguy cơ tim mạch.
- Dị ứng (phát ban, ngứa, khó thở, sưng mặt…).
- Ảnh hưởng tới khả năng đông máu.
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ..).
Chống chỉ định:
- Loét dạ dày – tá tràng và chảy máu tiêu hóa.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị suy gan nặng, người bị suy tim, tăng huyết áp không kiểm soát.
- Bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân có bệnh lý dạ dày – ruột mạn tính.
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
Ví dụ: Ibuprofen, Paracetamol…
1.3. Thuốc điều trị hội chứng kèm theo
1.3.1. Thuốc chống nấm và ký sinh trùng
Thuốc chống nấm hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợp màng tế bào của nấm, đặc biệt là thành phần ergosterol, một yếu tố thiết yếu cho màng tế bào nấm. Điều này khiến màng tế bào nấm bị tổn thương, ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của nấm.
Trong một số trường hợp, khi viêm ống dẫn trứng đi kèm với nhiễm nấm âm đạo (thường là Candida), thuốc chống nấm dạng uống hoặc đặt âm đạo như fluconazole hoặc clotrimazole sẽ được chỉ định. Điều này giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát, và tiết dịch âm đạo bất thường do nhiễm nấm.
Trường hợp nấm Candida lan sang các cơ quan khác như miệng (nấm miệng) hoặc da, thuốc chống nấm dạng kem bôi hoặc viên uống cũng được sử dụng để loại bỏ nấm và ngăn chặn sự lan rộng.
Thuốc chống ký sinh trùng có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng hoặc ức chế sự phát triển của chúng. Metronidazole và tinidazole hoạt động bằng cách phá hủy DNA của ký sinh trùng, ngăn cản chúng phát triển và nhân đôi.
Điều trị các nhiễm trùng đường tiêu hóa do ký sinh trùng giardia gây ra, giúp ngăn ngừa sự lan rộng của nhiễm trùng.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…)
- Phát ban, dị ứng (nổi mẩn đỏ, ngứa…)
- Tổn thương gan (vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi…)
- Rối loạn thần kinh (nhức đầu, chóng mặt…)
- Rối loạn hệ tim mạch.
Chống chỉ định:
- Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc.
- Suy gan nặng.
- Suy thận nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh hoặc thần kinh trung ương.
- Rối loạn huyết học.
Ví dụ: Fluconazole, Clotrimazole…
1.3.2. Thuốc chống dị ứng
Ngăn chặn tác động của histamin, ức chế hoặc chặn các thụ thể histamin (H1), ngăn chặn histamin tác động lên cơ thể, từ đó làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng dị ứng.
Các triệu chứng dị ứng ngoài da như phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ nhờ vào thuốc chống dị ứng. Điều này giúp làm giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa tình trạng gãi gây tổn thương da.
Giảm sự mở rộng của mạch máu và sự thấm qua của các dịch, giúp làm giảm sưng tấy và viêm nhiễm tại các khu vực bị ảnh hưởng, giảm các triệu chứng dị ứng đường hô hấp mà không gây buồn ngủ, giúp bệnh nhân duy trì hoạt động bình thường trong suốt quá trình điều trị.
Thuốc chống dị ứng giúp kiểm soát các triệu chứng dị ứng nhẹ hơn và có thể được sử dụng sau khi tiêm epinephrine để giảm các triệu chứng còn lại sau sốc phản vệ, giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng thuốc như phát ban, ngứa hoặc sưng.
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, họng, mũi.
- Chóng mặt, hoa mắt.
- Tăng cân, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy.
- Phát ban, ngứa, sưng môi.
- Sốc phản vệ.
- Rối loạn nhịp tim, khó tiểu.
- Rối loạn thần kinh.
Chống chỉ định:
- Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc chống dị ứng.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bệnh nhân có bệnh lý về hô hấp (như hen suyễn hoặc COPD).
- Người bị bệnh lý tim mạch.
- Bệnh nhân có bệnh lý về tuyến tiền liệt hoặc khó tiểu.
- Người bị bệnh về gan hoặc thận.
- Người bị bệnh lý thần kinh.
Ví dụ: loratadine, cetirizine…
2. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm ống dẫn trứng
Khi sử dụng thuốc để điều trị viêm ống dẫn trứng để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu các tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý những điều sau:
2.1. Tuân thủ liệu trình điều trị kháng sinh
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc kháng sinh, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Tự ý ngừng sử dụng kháng sinh khi chưa hoàn thành liệu trình có thể khiến vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, dẫn đến nhiễm trùng tái phát và làm cho vi khuẩn kháng lại kháng sinh.
2.2. Lưu ý về tương tác thuốc kháng sinh
Một số loại kháng sinh như metronidazole có thể gây phản ứng nghiêm trọng khi dùng chung với rượu (gây buồn nôn, nôn, nhức đầu, đau bụng). Do đó, người bệnh nên tránh uống rượu trong thời gian điều trị và ít nhất 48 giờ sau khi ngừng thuốc.
Một số kháng sinh (như ifampin) có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống. Trong thời gian sử dụng kháng sinh, nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai bổ sung như bao cao su để đảm bảo hiệu quả tránh thai.
2.3. Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm
Các thuốc giảm đau chống viêm như Ibuprofen hoặc Naproxen giúp giảm triệu chứng đau vùng chậu, nhưng cần uống sau bữa ăn để tránh gây kích ứng dạ dày.
Nếu có dấu hiệu đau dạ dày, buồn nôn, hoặc rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc giảm đau chống viêm, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
2.4. Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị
Ngưng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm ống dẫn trứng là cần thiết để tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và lây lan nhiễm trùng sang bạn tình. Quan hệ tình dục trong khi ống dẫn trứng còn viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng hoặc làm tổn thương thêm các mô bị viêm.
2.5. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Uống đủ nước giúp cơ thể thải độc và hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn trong việc chống lại nhiễm trùng.
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Các loại thực phẩm chứa chất chống viêm tự nhiên như rau xanh, cá hồi, quả mọng cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị.
Nghỉ ngơi giúp cơ thể tập trung năng lượng vào việc chống lại nhiễm trùng và hồi phục. Tránh làm việc quá sức hoặc các hoạt động gây căng thẳng vùng bụng dưới.
2.6. Kiểm tra và điều trị bạn tình nếu cần thiết
Nếu viêm ống dẫn trứng do nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) như Chlamydia hoặc Gonorrhea, bạn tình của người bệnh cũng cần được kiểm tra và điều trị để tránh lây nhiễm ngược lại sau khi điều trị.
Khi có nhiễm trùng lây qua đường tình dục, cả hai người cần được điều trị đồng thời để đảm bảo không lây nhiễm lại và giảm nguy cơ biến chứng.
2.7. Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, người bệnh nên tái khám để đảm bảo nhiễm trùng đã được chữa trị hoàn toàn và không có biến chứng nào xảy ra.
Nếu có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, dịch âm đạo có mùi hôi hoặc ra máu bất thường, người bệnh cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng hoặc nhiễm trùng tái phát.
2.8. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
Một số kháng sinh và thuốc giảm đau chống viêm có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu và cuối của thai kỳ. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai để được điều trị an toàn.
Nếu đang cho con bú, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để tránh dùng các loại thuốc có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Một số kháng sinh có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ.
2.9. Không tự ý dùng thuốc kê đơn
Tránh tự ý mua kháng sinh hoặc thuốc khác mà không có chỉ định từ bác sĩ. Tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây kháng thuốc hoặc làm bệnh tình nặng hơn.
Chỉ sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng không mong muốn.
2.10. Theo dõi chức năng gan và thận (nếu có bệnh nền)
Nếu người bệnh có tiền sử suy gan hoặc thận, cần phải theo dõi chặt chẽ chức năng của các cơ quan này trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt khi sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống viêm vì các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận.