Ngoài ra, đầy hơi cũng có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như táo bón, không dung nạp thức ăn và hội chứng ruột kích thích. Một số người cảm thấy chướng bụng vào những ngày có kinh...
Trong một số trường hợp, đầy hơi có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng đường ruột. Ruột của chúng ta cần một số vi khuẩn nhất định để giúp tiêu hóa chất xơ. Tuy nhiên, nếu không có đủ vi khuẩn phù hợp trong ruột, một số loại chất xơ có thể lên men, dẫn đến sản xuất khí, gây đầy hơi.
Đầy hơi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như táo bón, không dung nạp thức ăn và mất cân bằng vi khuẩn đường ruột...
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tự nhiên để tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm bớt cảm giác khó chịu do đầy hơi:
1. Thực phẩm lên men giúp giảm đầy hơi
Thực phẩm lên men cung cấp lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi), ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Một số thực phẩm lên men cũng chứa nhiều nấm men hoạt động cộng sinh với vi khuẩn như kim chi, sữa chua tươi, tempeh và kombucha…
Sữa chua cung cấp lợi khuẩn giúp giảm đầy hơi.
2. Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất, mâm xôi có chứa chất phytochemical như polyphenol. Polyphenol có tác dụng có lợi trên thành ruột và thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Kết hợp các loại quả mọng với sữa chua sẽ tạo thành một món ăn nhẹ tốt cho hệ tiêu hóa.
Quả mọng rất tốt cho dường ruột.
3. Than hoạt tính
Dùng than hoạt tính cùng với thức ăn có thể giúp giảm đầy hơi. Than hoạt tính giúp hấp thụ khí dư thừa, giúp ngăn chặn khí tích tụ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này, đặc biệt nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác để tránh tương tác thuốc bất lợi.
Than hoạt tính giúp giảm đầy hơi.
4. Các mẹo khác để đối phó với chứng đầy hơi
Ngoài ra, đi bộ, uống đủ nước, ăn khẩu phần nhỏ thường xuyên hơn đều được chứng minh là giúp giảm đầy hơi.
Mặc dù đầy hơi thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy đầy hơi trong ba tuần trở lên; hoặc đã cố gắng thay đổi chế độ ăn uống nhưng vẫn cảm thấy đầy hơi, sưng tấy hoặc có khối u ở bụng và/hoặc cảm thấy khó khăn khi di chuyển, thực hiện các hoạt động hàng ngày do đầy hơi.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị đầy hơi kèm theo ốm, tiêu chảy, táo bón, sụt cân hoặc có máu trong phân.
Mời bạn xem thêm video:
Đầy hơi, chướng bụng và lời khuyên của thầy thuốc | SKĐS