Nhà trị liệu thiên nhiên, chuyên gia dinh dưỡng người Pháp, TS. BS Laure Hyvernat hướng dẫn chúng ta cách giảm đầy hơi, trướng bụng một cách hiệu quả hoàn toàn tự nhiên.
1. Xác định nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng
Bất kỳ triệu chứng nào ở bụng cũng là thông điệp từ cơ thể cho chúng ta biết rằng có điều gì đó không ổn.
Việc thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng là điều không bình thường.
Đầy bụng không ngẫu nhiên xảy ra, để thuyên giảm, điều quan trọng là phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Đầy hơi có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng (trường hợp này được gọi là rối loạn vi khuẩn đường ruột).
Một nguyên nhân thường được quan sát thấy ở những người bị đầy hơi, đó là chế độ ăn uống mất cân bằng. Đặc biệt là các loại đường, sẽ cung cấp thức ăn cho vi khuẩn hiện diện tự nhiên trong hệ tiêu hóa của chúng ta- một quá trình lên men tạo ra khí. Đây là điều mà chúng ta thường thấy ở những người có chế độ ăn quá ngọt.
Đầy hơi cũng có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp thức ăn, hoặc hội chứng ruột kích thích. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải đến gặp chuyên gia y tế để chẩn đoán và thực hiện một số điều chỉnh về lối sống để chung sống tốt hơn với nó.
2. Những phản xạ ăn uống phù hợp
Trong trường hợp đầy bụng, trướng hơi, một trong những phản xạ đầu tiên cần có là phân tích chế độ ăn uống và nếu cần, hãy hành động ở một số mức độ nhất định:
- Ghi nhật ký và ghi chép lại những gì bạn ăn và những thời điểm bạn bị đau bụng để xác định những thực phẩm gây đầy hơi.
- Giảm tiêu thụ đường xấu (đường tinh luyện).
- Nấu các sản phẩm thô càng nhiều càng tốt và tránh tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến.
- Ăn trái cây xa bữa ăn, để tận dụng lượng đường tốt có trong chúng, đồng thời đồng hóa tốt và ngăn chúng lên men khi ăn và do đó sẽ được tiêu hóa sau cùng.
- Ưu tiên sinh tố hơn nước trái cây, để bổ sung chất xơ và trộn trái cây và rau quả để điều chỉnh sự hấp thụ đường.
- Nhai kỹ trong bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
- Tránh uống nước trong bữa ăn, nhưng lưu ý duy trì đủ lượng nước trong ngày.
- Giảm lượng tiêu thụ rượu, có chứa nhiều đường và nhanh chóng phá vỡ hệ vi sinh vật.
- Hạn chế uống cà phê hằng ngày có xu hướng gây hại cho đường ruột và kích thích tuyến thượng thận (làm tăng mức độ cortisol, hormone căng thẳng).
- Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn trưa và ăn tối thịnh soạn, hãy lên kế hoạch ăn nhẹ lành mạnh (ví dụ như trái cây và một ít hạnh nhân, hoặc bánh pudding hạt chia), để ăn với số lượng ít hơn (mà không làm giảm lượng dinh dưỡng trong ngày) và thuận lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là vào buổi tối.
3. Làm thế nào để ứng phó với đầy bụng, trướng hơi?
3.1. Học cách quản lý căng thẳng
Trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống và học cách quản lý căng thẳng hàng ngày.
"Căng thẳng liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu, điều này sẽ làm thuận lợi hơn cho sự phát triển của chúng. Giảm căng thẳng sẽ có tác động đáng kể đến hệ vi sinh vật và tiêu hóa", bác sĩ Laure Hyvernat chỉ rõ.
Ngoài việc sử dụng các loại tinh dầu chống căng thẳng (tinh dầu hoa cúc La mã, tinh dầu oải hương...) và pha chế trà thảo mộc thư giãn (rhodiola, St. John's wort, đào gai...) hằng ngày, có nhiều phương pháp nhẹ nhàng để xoa dịu tâm trí, giảm lo lắng và quản lý căng thẳng. Bạn có thể tự tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn: Yoga, thiền chánh niệm, tâm lý trị liệu thiền, viết nhật ký...
3.2. Ăn thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men giàu probiotics, rất tốt cho đường ruột và có thể giúp chữa đầy hơi trướng bụng.
Thực phẩm lên men được ưu tiên: Bắp cải lên men (ví dụ như dưa cải bắp), kombucha, kefir, kim chi...
Chuyên gia trị liệu thiên nhiên cho rằng nên dùng probiotic, đặc biệt là vào những thời điểm chuyển mùa, khi đi du lịch nước ngoài, hoặc sau khi uống thuốc, rất lý tưởng để hỗ trợ hệ vi sinh vật và giúp nó có sức khỏe tốt.
3.3. Bổ sung prebiotic
Một số loại thực phẩm, có chứa một lượng prebiotic hữu ích, sẽ giúp nuôi các vi khuẩn tốt và tạo ra một môi trường có lợi cho sự phát triển của chúng. Đặc biệt, chúng ta thấy prebiotic có trong: Chuối, táo, rau diếp xoăn (để thay thế cà phê), quả minh quyết, tỏi…
3.4. Massage với tinh dầu húng quế nhiệt đới
Tinh dầu húng quế nhiệt đới là một chất chống co thắt tự nhiên tuyệt vời. Pha loãng trong dầu thực vật (dầu hạnh nhân ngọt, dầu dừa, dầu mơ...) và thoa lên bụng theo vòng tròn chiều kim đồng hồ, nó sẽ nhanh chóng trở thành đồng minh nếu bạn dễ bị đầy hơi.
3.5. Sử dụng các thảo mộc chống đầy hơi
Một số loại thảo mộc cũng được chỉ định cho những người muốn giảm đầy bụng: Thì là, hạt cây thì là, hoa hồi, rau mùi… Chúng ta có chuẩn bị trà thảo mộc với những loại cây này, và đưa chúng vào thực đơn hằng ngày.
3.6. Sử dụng gừng tươi
Gừng cải thiện tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu, có tác dụng giải độc và hoạt động như một chất chống viêm…
Để tận dụng hết những lợi ích sức khỏe của loại gia vị này, chúng ta chọn loại gừng được canh tác hữu cơ, cắt một miếng nhỏ (loại bỏ vỏ để loại bỏ tất cả dấu vết của thuốc trừ sâu), và chúng ta chỉ cần nhai gừng để chiết xuất nước ép…
Gừng có tác dụng phòng ngừa đầy hơi, trướng bụng sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc sử dụng gừng như một phản xạ ngay khi bắt đầu cảm thấy trướng bụng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Bộ Y tế cảnh báo: Dịch sốt xuất huyết thời gian tới rất căng thẳng.