Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng ruột kích thích

05-04-2024 22:13 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột mắc phải ở nhiều người. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnhHội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng của ruột. Gọi là hội chứng, nghĩa là gồm nhiều triệu chứng đồng thời chứ không phải là một dấu hiệu riêng lẻ, như chướng bụng, hay đánh hơi, cảm giác mệt mỏi.

1. Đông y có chữa được hội chứng ruột kích thích

Theo y học cổ truyền, hội chứng ruột kích thích vẫn chưa có bệnh danh cụ thể, mà chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh từ đó quy nạp thành phạm vi các chứng sau: Phúc thống, tiết tả, phúc chướng, tiện bí.

Yếu tố khởi phát của chứng này thường do tình chí thất điều dẫn đến can khí uất kết, từ đó khiến cho công năng giáng nạp, tỳ vị bị rối loạn, làm cho bệnh kéo dài và thường tái phát. Kết quả của quá trình này dẫn đến tỳ thận thương tổn thể tỳ thận dương hư, tỳ vị hư nhược, phúc thống, phúc chướng, tiện bí và tiết tả. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tâm lý hoang mang, lo âu vì bệnh tật, tư tưởng không ổn định hoặc do ăn uống thất kiêng khem hay bất thường, không đúng cách cũng có thể dẫn đến chứng tiết tả.

Hiện nay, chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam sẽ được áp dụng tùy theo từng thể bệnh khác nhau. Tuy vậy, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, chỉ tả nếu có đại tiện phân lỏng, hành khí chỉ thống, nhuận tràng thông tiện nếu đi đại tiện bị táo bón.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột mắc phải ở nhiều người.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột mắc phải ở nhiều người.

Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp khác như: Lá ổi, búp ổi sắc lấy nước uống. Củ riềng dùng cả vỏ lẫn củ, đun sôi kỹ lấy nước và chia uống 2 lần trong ngày. Hoa chuối sắc lấy nước, để nguội, khi uống có thể hòa với 1 chén rượu trắng. Xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện một số triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Câm cứu giúp tăng tuần hoàn máu, đồng thời giúp điều hòa nhu động ruột, hay tình trạng co thắt ở đại tràng.

2. Cách xử trí hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh.

Phác đồ điều trị IBS tập trung vào những triệu chứng cụ thể ở mỗi người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc dựa trên triệu chứng bệnh, đồng thời hướng dẫn người bệnh về chế độ dinh dưỡng, những chất cần bổ sung và các loại thực phẩm, những chất cần tránh có thể gây dị ứng.

Vì thế muốn xử trí dứt điểm hãy thực hiện:

  • Luôn ăn chín, uống sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế các thực phẩm tái sống như thịt tái, gỏi, sushi, rau sống,… nên hạn chế trong khẩu phần ăn vì chứa nhiều vi khuẩn có hại.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Bạn nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm nhuận tràng giúp ngăn ngừa táo bón và chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, sắp xếp công việc hiệu quả để đối phó với tình trạng căng thẳng kéo dài.

3. Cách chăm sóc tại nhà khi bị hội chứng ruột kích thích?

Bổ sung những nhóm thực phẩm hữu ích dưới đây sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó chịu:

  • Rau xanh: Cung cấp nhiều chất xơ và vitamin cho cơ thể, dễ hấp thu và không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa. Nên chế biến rau xanh bằng cách luộc, hấp hoặc nấu canh để giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và tránh dầu mỡ.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Có vai trò hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày và ruột. Đồng thời các loại ngũ cốc nguyên cám còn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu omega 3: Có trong các thực phẩm như bơ, cá hồi, dầu oliu,...giúp chống viêm, kích thích quá trình hồi phục niêm mạc đường ruột, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.
  • Thực phẩm ít béo: Trứng, tôm, thịt nạc...là những thực phẩm ít béo dễ tiêu, không gây áp lực cho các cơ quan tiêu hóa, đảm bảo cân bằng dưỡng chất.
  • Uống đủ nước: Bổ sung từ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm cứng, thực phẩm khó tiêu.
  • Uống men tiêu hóa

4. Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Hội chứng ruột kích thích có thể điều trị triệu chứng và hạn chế tái phát bệnh. Tuy nhiên, điều trị dứt điểm bệnh là rất khó bởi những lý do sau:

  • Đây là một dạng rối loạn chức năng không hẳn là tình trạng bệnh lý, không rõ nguyên nhân vì thế bệnh sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần.
  • Ngoài sử dụng thuốc để làm giảm bớt những triệu chứng, nhận biết và loại bỏ những yếu tố nguy cơ như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện là rất quan trọng trong quá trình điều trị.
  • Lý do bệnh tái đi tại lại và tạo thành vòng xoắn bệnh lý khiến việc điều trị kéo dài dai dẳng.
Phác đồ điều trị IBS tập trung vào những triệu chứng cụ thể ở mỗi người bệnh.

Phác đồ điều trị IBS tập trung vào những triệu chứng cụ thể ở mỗi người bệnh.

5. Chi phí điều trị hội chứng ruột kích thích?

Phác đồ điều trị IBS tập trung vào những triệu chứng cụ thể ở mỗi người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc dựa trên triệu chứng bệnh, đồng thời hướng dẫn người bệnh về chế độ dinh dưỡng, những chất cần bổ sung và các loại thực phẩm, những chất cần tránh có thể gây dị ứng.

Tại buổi thăm khám, bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn dựa trên các triệu chứng bệnh, sau đó chỉ định làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thực hiện nội soi.

Tùy vào các cơ sở y tế cũng như kinh tế của bạn mà mức giá giao động cho khám hội chứng ruột kích thích từ 200.000đ đến 1.800.000đ.

Xem thêm video được quan tâm

10 lý do bạn nên ăn trứng gà vào buổi sáng | SKĐS


Bs Nguyễn Thu Hoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn