Bảo vệ tắt điện tủ trữ đông làm hỏng 20 năm nghiên cứu, công ty ký hợp đồng với bảo vệ bị kiện

28-06-2023 17:09 | Quốc tế

SKĐS - Do những âm thanh báo động phát ra từ tủ trữ đông phòng thí nghiệm, người bảo vệ nhầm lẫn tắt cầu dao khiến cho 20 năm nghiên cứu của trường đại học "tan thành mây khói". Theo hồ sơ vụ kiện của Viện Bách khoa Rensselaer ở ngoại ô New York, thiệt hại lên tới 1 triệu USD.

Kỳ diệu cặp song sinh ra đời từ phôi thai đông lạnh cách đây 30 nămKỳ diệu cặp song sinh ra đời từ phôi thai đông lạnh cách đây 30 năm

SKĐS - Vừa chào đời vào ngày 31/10 vừa qua, cặp song sinh Lydia và Timothy Ridgeway được sinh ra từ phôi thai trữ đông lâu nhất, theo Trung tâm Hiến Phôi thai Quốc gia Mỹ.

Tuy nhiên, người bảo vệ này không bị kiện mà công ty Daigle Cleaning Systems Inc., nơi cung cấp dịch vụ bảo vệ và dọn dẹp vệ sinh mới bị nhà trường kiện. 

Người bảo vệ này theo hợp đồng ký với Daigle Cleaning Systems Inc. đã làm việc vài tháng tại Viện Bách khoa Rensselaer ở Troy, ngoại ô New York, Mỹ vào năm 2020. Theo hồ sơ vụ kiện, trường đòi công ty này phải bồi thường 1 triệu USD thiệt hại do sự cố trên. 

Tủ lạnh bảo quản của phòng thí nghiệm có chứa những mẫu nghiên cứu trong suốt 20 năm, bao gồm cả các mẫu tế bào nuôi cấy, theo đó, chỉ cần nhiệt độ tăng hay giảm vượt ngưỡng có thể dẫn đến thiệt hại lớn", theo hồ sơ vụ kiện trình lên Tòa án tối cao quận Rensselaer. 

Vụ kiện tắt tủ đông, làm hỏng 20 năm nghiên cứu của trường đại học ở ngoại ô New York - Ảnh 1.

Do người bảo vệ nhầm lẫn tắt cầu dao làm nhiệt độ tủ trữ đông mẫu thí nghiệm tăng lên -32 độ C, toàn bộ mẫu nuôi cấy suốt 20 năm bị hỏng. Tuy nhiên, Viện Bách khoa Rensselaer ở ngoại ô New York không kiện người bảo vệ mà kiện công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ và dọn dẹp vệ sinh vì đã không giám sát huấn luyện người lao động của mình phù hợp.

Theo hồ sơ vụ kiện thì trường đại học này không cho rằng đây là lỗi của người bảo vệ mà thay vào đó quy trách nhiệm cho công ty chủ quản Daigle Cleaning Systems đã không đào tạo và giám sát người lao động của mình theo đúng quy chuẩn.

Ông Michael Ginsberg, luật sư của trường  Rensselaer cho rằng công ty vệ sinh không có hành vi bất chính nào mà đây là lỗi con người. Sự sơ suất trong đào tạo nhân viên đã dẫn đến sự cố này. 

Các mẫu nuôi cấy tế bào và mẫu nghiên cứu cần được trữ đông ở nhiệt độ -80 độ C. Chỉ cần nhiệt độ tăng lên hoặc hạ xuống 3 độ C, chuông báo động sẽ reo lên để cảnh báo. Như vậy, chuông báo động sẽ kêu nếu nhiệt độ tăng lên đến ngưỡng  -78 độ C hoặc giảm xuống ngưỡng -82 độ C. 

GS. KV Lakshmi - Giám đốc trung tâm nghiên cứu năng lượng mặt trời sinh hóa Baruch '60 của trường nhận thấy chuông báo động tủ trữ đông bị tắt vào khoảng ngày 14/9/2020 khi nhiệt độ của tủ tăng lên -78 độ C.

Đơn kiện cho biết, Lakshmi và nhóm của cô xác định rằng các mẫu tế bào sẽ vẫn an toàn cho đến khi nhà sản xuất tủ đông đến để sửa chữa. Nhóm nghiên cứu đã thêm ổ khóa an toàn quanh tủ đông kèm cảnh báo dán trên đó, yêu cầu không dọn dẹp vệ sinh khu vực này cũng như động vào thiết bị điện, ổ cắm. 

Tuy nhiên, vào ngày 17/9, người bảo vệ đã nghe thấy những tiếng báo động khó chịu. Trong nỗ lực nhằm giúp tủ hoạt động bình thường, người bảo vệ đã bật cầu dao để cung cấp điện cho tủ đông, không ngờ lại chuyển từ trạng thái bật của tủ đông thành tắt, do đó nhiệt độ của tủ đông đã tăng lên -32 độ C.

Ngày hôm sau, các sinh viên nghiên cứu phát hiện ra tủ đông đã bị tắt và bất chấp những nỗ lực bảo tồn nghiên cứu, phần lớn các mẫu nuôi cấy bị hỏng hoàn toàn, thành quả 20 năm nghiên cứu coi như đổ ra sông ra biển.

Mời độc giả xem thêm video:

Bàng Hoàng Nhận Tin Có Nguy Cơ Mắc Ung Thư Phổi Sau 10 Ngày Đau Ngực, Sút Cân


Bảo Linh
(theo CNN)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn