Kỳ diệu cặp song sinh ra đời từ phôi thai đông lạnh cách đây 30 năm

21-11-2022 16:08 | Quốc tế
google news

SKĐS - Vừa chào đời vào ngày 31/10 vừa qua, cặp song sinh Lydia và Timothy Ridgeway được sinh ra từ phôi thai trữ đông lâu nhất, theo Trung tâm Hiến Phôi thai Quốc gia Mỹ.

Sinh con nhờ cấy ghép trở lại buồng trứng trữ đông từ lúc 9 tuổiSinh con nhờ cấy ghép trở lại buồng trứng trữ đông từ lúc 9 tuổi

SKĐS - Cô Moaza Al Matrooshi 24 tuổi, người Dubai vừa hạ sinh bé trai tại bệnh viện Portland- London. Niềm vui càng được nhân lên bội phần khi đó là “quả ngọt” của quá trình cấy ghép mô buồng trứng được lấy ra trước tuổi dậy thì, lúc cô vừa 9 tuổi.

Hai phôi thai này đã được trữ đông vào năm 1992. Năm đó, "người cha" hiện tại của 2 bé mới  5 tuổi. Và ngày hôm nay, người cha này hạnh phúc chào đón cặp song sinh ra đời từ phôi thai đông lạnh cách đây 30 năm.

Người cha của cặp song sinh là Philip Ridgeway  cùng vợ là Rachel vẫn chưa hết kinh ngạc. "Khi tôi  5 tuổi, Chúa đã ban mầm sống (phôi thai) cho Lydia và Timothy. Và Ngài đã duy trì sự sống ấy cho đến tận hôm nay", anh Philip nói.

Kỳ diệu cặp song sinh ra đời từ phôi thai đông lạnh cách đây 30 năm - Ảnh 2.

Dù đã sinh 4 người con một cách tự nhiên, nhưng khi biết thông tin về cặp đôi muốn hiến phôi trữ đông từ năm 1992, vợ chồng Philip và Rachel Ridgeway muốn thử điều kỳ diệu và đã sinh ra hai bé Lydia và Timothy từ phôi hiến vào ngày 31/10/2022.

"Mặc dù hai bé Lydia và Timothy là con út của chúng tôi, nhưng tính về tuổi phôi thai thì lại là lớn tuổi nhất". Dường như thành tựu về phôi thai trữ đông đã làm thay đổi quy luật về sinh tử, tuổi tác, giúp con người ta "cải lão hoàn đồng".

Gia đình Ridgeway còn có 4 người con khác lần lượt 8 tuổi, 6 tuổi, 3 tuổi và 2 tuổi. Những người con này đều ra đời một cách tự nhiên, không bé nào sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhờ người hiến trứng hay tinh trùng như trường hợp hai bé song sinh Lydia và Timothy.

Phôi thai hai bé Lydia và Timothy vốn được tạo ra cho một cặp vợ chồng ẩn danh sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Người chồng ở độ tuổi 50, sử dụng trứng từ người hiến 34 tuổi. Những phôi thai này được trữ đông vào ngày 22/4/1992.

Gần 3 thập kỷ qua, hai phôi thai này được trữ đông trong môi trường ni-tơ lỏng ở nhiệt độ gần 200 độ C tại phòng thí nghiệm sinh sản ở Bờ Tây của nước Mỹ cho đến tận năm 2007, khi cặp vợ chồng này quyết định tặng  những phôi thai này cho Trung tâm Hiến phôi Quốc gia ở Knoxville, bang Tennessee. Đôi vợ chồng này hy vọng, một cặp đôi khác có thể sử dụng những phôi thai này. 5 phôi thai đã được vận chuyển qua đêm trong những thùng chứa đặc biệt tới Knoxville, TS. James Gordon bồi hồi kể lại.

Còn người cha  hiện tại của 2 bé cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ sinh nhiều con đến như vậy." Anh Phillip chia sẻ dù đã sinh 4  con một cách tự nhiên, nhưng khi biết về những phôi thai hiến tặng, vợ chồng anh nghĩ rằng đó là điều mà mình muốn thử. Vợ chồng anh lại muốn thử làm cha mẹ một lần nữa từ những phôi thai đông lạnh này.

Kỷ lục trước đó thuộc về em bé tên Molly Gibson, ra đời từ một phôi thai đã được trữ đông gần 27 năm. Trước đó, chính người chị ruột của Molly tên là Emma cũng  ra đời từ một phôi thai trữ đông cách đó 24 năm.

Ai là người tìm ra phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, mang sự sống cho hàng triệu trẻ em trên thế giới?Ai là người tìm ra phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, mang sự sống cho hàng triệu trẻ em trên thế giới?

SKĐS - Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm không chỉ mang lại hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, giúp hàng triệu trẻ em được sinh ra đời mà còn đánh dấu một bước tiến mới trong nền y học hiện đại của nhân loại.

Tắc vòi trứng gây hiếm muộn, có thụ tinh nhân tạo được không?Tắc vòi trứng gây hiếm muộn, có thụ tinh nhân tạo được không?

SKĐS - Vòi trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ, bên cạnh tử cung và buồng trứng. Trong trường hợp bị tắc vòi trứng, chị em khó có cơ hội mang thai, thậm chí là vô sinh.

Mời độc giả xem thêm video:

Vaccine đầu tiên kéo dài sự sống bệnh ung thư não


Nguyễn Vân
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn