Moaza Al Matrooshi hạnh phúc bên chồng và bé trai mới sinh nhờ cấy ghép trở lại buồng trứng của cô bị cắt bỏ và trữ đông lạnh từ khi mới 9 tuổi
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001, khi Cô Moaza Al Matrooshi được các bác sĩ đông lạnh mô buồng trứng khi cô bé mới 9 tuổi vì cô đã mắc bệnh thiếu máu di truyền-bệnh beta-thalassemia, trong trường hợp này cần phải ghép tủy, hóa trị liệu.
Bệnh này gây ra thiếu sản xuất hồng cầu-giảm về số lượng và kích thước của hồng cầu, chính điều này gây thiếu máu mạn tính thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị! Vì vậy phải trải qua những lần hóa trị liệu và điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai!
Trước khi hóa trị liệu cô ta chỉ vừa 9 tuổi, chưa đến tuổi dậy thì. Các bác sĩ đã cắt lấy buồng trứng phải và phần mô buồng trứng sau đó đông lạnh.
Cấy ghép mô buồng trứng và thụ tinh trong ống nghiệm
Năm vừa qua 2015, khi người phụ nữ này bày tỏ mong muốn được làm mẹ, các bác sĩ người Đan Mạch đã cấy ghép 5 mẫu mô buồng trứng vào trong cơ thể cô ta (4 ở buồng trứng trái và 1 ở tử cung). Sau khi cấy ghép nồng độ hormon trong cơ thể cô trở lại bình thường, khả năng thụ thai dần cải thiện và đã bắt đầu quá trình rụng trứng.
Để gia tăng cơ hội thụ thai, cô và người chồng đã quyết định chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Đây là lần đầu tiên mà y học đã đem lại niềm tin và hy vọng cho những cô gái trẻ có hoàn cảnh như thế.
Theo các bác sĩ trả lời trên BBC “ hơn 60 trẻ sơ sinh trên thế giới được chào đời nhờ “khôi phục” khả năng sinh sản nhưng Moaza là trường hợp đầu tiên sinh con từ trứng đông lạnh trước tuổi dậy thì và là trường hợp đầu tiên sinh con của một bệnh nhân đã điều trị bệnh lý về máu "beta thalassemia”.