5 lợi ích của loại quả nhiều người kiêng trong tháng 7 âm lịch

16-08-2023 09:52 | Dinh dưỡng

SKĐS - Nhiều người có thói quen kiêng rất nhiều thứ trong tháng 7 âm lịch vì cho rằng làm điều đó là xui xẻo. Thậm chí một loại quả thường có trên mâm ngũ quả ngày Tết nhưng một số nhà không bày lên ban thờ gia tiên dịp tháng 7 vì những lý do kỳ lạ.

1. Vì sao nhiều người kiêng bày chuối trong tháng 7?

Theo suy nghĩ và tư tưởng kiêng tránh nhiều thứ trong tháng 7 âm lịch, ở một vài nước châu Á, nhiều người kiêng không bày chuối trên ban thờ gia tiên vào thời điểm này, thậm chí họ còn tránh mua cả mận, lê và dứa bởi tên của các loại trái cây nghe giống như chúng "đang mời ma" vì trong cách phát âm tiếng Hoklo, chuối nghe giống như "mời", mận giống như "bạn", lê giống như "đến" và dứa giống như "thịnh vượng" hoặc "thêm", sự kết hợp của âm thanh giống như một lời mời cho những "con ma" ở lại nhà của một ai đó.

5 lợi ích của loại quả nhiều người kiêng trong tháng 7 âm lịch - Ảnh 2.

Chuối là loại quả được nhiều người chọn để bày lên mâm ngũ quả ngày Tết.

Mặc dù không cúng chuối trên ban thờ gia tiên nhưng một số người lại mua chuối để nguyên quả hoặc cắt miếng cùng với một số loại bánh trái khác để cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng "cô hồn". Quả chuối khi đã bẻ rời hoặc cắt từng miếng và cúng ngoài trời nắng nóng rất dễ đổi màu thâm, một số người lại cho đó là "ma vầy"?

Nhiều người Việt cũng kiêng dùng chuối để làm lễ cúng gia tiên trong tháng 7, nhất là ngày mùng một và rằm vì cho rằng dân gian truyền miệng chuối có thể chào đón "cô hồn". Thực tế, đây là quan niệm rất thiếu căn cứ khoa học, thậm chí mang màu sắc mê tín dị đoan. Chuyên gia phong thủy Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng Tiềm năng con người) cho biết việc sợ cúng chuối rằm tháng 7 khiến cô hồn, ma quỷ hiểu lầm là được chào đón và sẽ quấy nhiễu chỉ là những kiêng kị truyền miệng.

5 lợi ích của loại quả nhiều người kiêng trong tháng 7 âm lịch - Ảnh 3.

Cuối năm là thời điểm chuối rất ngon.

2. Tháng 7 chuối kém ngon nhưng đừng bỏ qua lợi ích của chuối

Chuối được trồng và thu hoạch quanh năm, nhưng người dân vẫn thường quan niệm "tháng giêng trồng tre, tháng sáu trồng chuối" trồng cây chuối vào mùa mưa để có thể tận dụng được lượng nước tưới, vừa tiết kiệm được nước vừa không tốn công sức người trồng trọt. Với từng giống chuối khác nhau sẽ có thời gian thu hoạch hoàn toàn khác nhau nhưng thường là thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng từ 12 đến 14 tháng, sau khi trồng từ 8 đến 10 tháng cây sẽ ra hoa, từ lúc bắp chuối trổ đến khi lúc chín khoảng 3,5 đến 4 tháng.

Như vậy nếu trồng tháng 6 năm nay thì tới tháng 9 năm sau có thể thu hoạch. Cuối mùa thu là thời điểm chuối rộ lên và ngon nhất còn trong những tháng hè, nhất là vào dịp mưa nhiều, chuối thường kém ngon hơn, ít ngọt và hơi có vị chua nên không được nhiều người lựa chọn.

Một số người gọi chuối là "món ăn nhẹ hoàn hảo của tự nhiên" vì đầu tiên là chuối ngon, giá rẻ và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trong 100g chuối có chứa: 89 calo, 75% nước, 1.1g protein, 22.8g carbohydrate, 0.3g chất béo, 12.2g đường, 2.6g chất xơ. Đồng thời loại quả này rất giàu kali, vitamin B6, vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe:

Chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa: Với 3 g chất xơ, một quả chuối cung cấp gần 10% nhu cầu bạn cần trong một ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo hàng ngày, theo hướng dẫn chế độ ăn uống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Chất xơ rất tốt cho đường ruột và có tác động tới việc tăng cường miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ gần 200 nghiên cứu cho thấy những người ăn 25 đến 29 g chất xơ mỗi ngày đã giảm tới 30% nguy cơ một số bệnh như:

  • Ung thư đại trực tràng
  • Bệnh tim
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol cao

Vitamin C cho sức khỏe miễn dịch tốt hơn: Vitamin C (acid ascorbic) là một chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch. Người lớn cần 75 đến 90 miligam (mg) mỗi ngày. Một quả chuối cung cấp khoảng 10 mg vitamin C.

Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa bạn có thể nhận được từ chuối. Chất chống oxy hóa rất quan trọng vì chúng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do có thể tích tụ và làm hỏng các tế bào dẫn đến bệnh tật. Nhưng các chất chống oxy hóa như vitamin C sẽ hỗ trợ kiểm soát các gốc tự do.

Vitamin B6 để cải thiện quá trình trao đổi chất: Một quả chuối cung cấp cho khoảng 1/3 lượng vitamin B6 cần trong một ngày.

Chuối chứa kali tốt cho sức khỏe nội tạng và hạ huyết áp: USDA khuyến nghị lượng kali hàng ngày cho người lớn là 4.700 đến 5.000 mg. Một quả chuối cung cấp cho khoảng 422 mg, hoặc ít hơn 10% nhu cầu mỗi ngày. Kali là một khoáng chất có nhiều tác dụng đối với cơ thể, ví dụ đủ kali giữ cho huyết áp ổn định. Kali cũng có lợi cho hệ thống mạch máu.

Magie để cải thiện huyết áp, lượng đường trong máu: Một quả chuối cỡ trung bình cung cấp khoảng 32 mg khoáng chất magie, đáp ứng khoảng 8% đến 10% nhu cầu magie hàng ngày.

5 lợi ích của loại quả nhiều người kiêng trong tháng 7 âm lịch - Ảnh 5.

Chuối có nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Lưu ý khi ăn chuối

Chuối có chỉ số đường huyết thấp (GI thấp), khoảng 51 trên thang đo nhưng độ chín đóng một vai trò trong lượng đường huyết của chuối. Chuối chín có lượng đường cao hơn so với chuối xanh, chuối chưa chín. Điều đó có nghĩa là chuối chín hẳn có GI cao hơn nhiều, người đái tháo đường nên tránh. Ngoài ra, theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, người suy thận cần cắt bỏ kalido đó không nên ăn chuối.

Lý do người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chínLý do người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chín

SKĐS - Chuối là loại trái cây phổ biến rẻ tiền và rất giàu dinh dưỡng. Nhưng cách ăn chuối thế nào có lợi nhất cho sức khỏe cho từng trường hợp thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là đối với người mắc bệnh dạ dày hay đái tháo đường.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Có nên giảm cân bằng chuối?


Hoàng Nam
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn