Lý do người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chín

SKĐS - Chuối là loại trái cây phổ biến rẻ tiền và rất giàu dinh dưỡng. Nhưng cách ăn chuối thế nào có lợi nhất cho sức khỏe cho từng trường hợp thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là đối với người mắc bệnh dạ dày hay đái tháo đường.

1. Những chất dinh dưỡng có lợi nhất trong chuối

Chuối là một trong những loại trái cây lành mạnh rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng kali và chất xơ.

Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong 100g chuối có chứa: 89 calo, 75% nước, 1.1g protein, 22.8g carbohydrate, 0.3g chất béo, 12.2g đường, 2.6g chất xơ. Đồng thời loại quả này rất giàu kali, vitamin B6, vitamin A, vitamin C và chất chống oxy hóa.

- Có đến 913mg kali trong một cốc chuối nghiền nấu chín, đáp ứng khoảng 27% lượng kali khuyến nghị hàng ngày. Điều này làm cho chuối trở thành một trong những loại thực phẩm giàu kali nhất.

Kali là khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp, ảnh hưởng đến sự co cơ và cơ trơn, cho phép chức năng tiêu hóa và cơ bắp hoạt động bình thường. Nó cũng giúp điều chỉnh nhịp tim và giảm nguy cơ đột quỵ.

- Chất xơ có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy ăn trái cây giàu chất xơ như chuối là một cách tuyệt vời để hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón, bệnh trĩ.

Chất xơ cũng khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát cân nặng. Do đó, tăng lượng chất xơ vào chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm cân ở những người béo phì.

Chất xơ hòa tan trong chuối hỗ trợ giảm cholesterol và huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim và nó cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu.

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chín? - Ảnh 2.

Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất.

- Vitamin C là một chất chống oxy hóa chống lại tác hại của các gốc tự do. Nó có tác dụng trong việc phát triển và sửa chữa các mô trên khắp cơ thể. Một khẩu phần chuối có thể cung cấp hơn 35% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày.

- Chuối cũng giàu vitamin A. Đặc tính chống oxy hóa của vitamin A có thể vô hiệu hóa các gốc tự do và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do các tế bào hoạt động quá mức. Nó cũng giúp ích chức năng của mắt. Cùng với vitamin C, vitamin A giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.

- Chuối cung cấp lượng magiê tương đối tốt, điều này đặc biệt quan trọng vì magiê giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm đau nửa đầu, mất ngủ và trầm cảm…

2. Hàm lượng dinh dưỡng của chuối thường thay đổi tùy theo độ chín

Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng trong chuối thay đổi tùy theo mức độ chín của chuối. Độ chín có ảnh hưởng đến lượng tinh bột và vị ngọt có trong quả chuối. Chuối chưa chín chứa lượng tinh bột hơn nhiều hơn so với chuối chín.

Chuối xanh: Khi chuối còn xanh, phần thịt và vỏ khá cứng. Ở giai đoạn này, chúng chưa chín hoàn toàn, chứa nhiều tinh bột và ít có vị ngọt.

Chuối vàng: Hơi ngọt, mềm và ít tinh bột hơn chuối xanh.

Chuối chín đen: Mặc dù vỏ chuối có màu nâu đen nhưng vẫn ăn được. Giai đoạn này thịt chuối rất ngọt và mềm.

2. Chuối xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường nhưng không tốt cho người bệnh dạ dày

Chuối xanh là loại chuối có chứa nhiều tinh bột kháng. Loại tinh bột này không thể tiêu hóa ở ruột non mà đi xuống và được tiêu hóa ở ruột già. Nó hoạt động giống như chất xơ không hòa tan, tốt cho sức khỏe đường ruột. Tinh bột kháng cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường, chuối có chỉ số đường huyết nằm ở mức thấp hoặc trung bình (từ 42 - 62), tùy theo độ chín của chuối. Chuối vàng hoặc chín chứa ít tinh bột kháng, nhiều đường và tinh bột hơn chuối xanh, chỉ số đường huyết cũng cao hơn chuối xanh.

Chuối xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường vì nó không làm tăng đường huyết và có thể cải thiện được khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Hàm lượng tinh bột kháng trong chuối xanh có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn chuối xanh, người đau dạ dày nên ăn chuối chín? - Ảnh 4.

Tinh bột kháng trong chuối xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, cũng chính vì hàm lượng tinh bột kháng cao trong chuối xanh có thể gây ra tình trạng đầy hơi và chướng bụng ở những người có vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày.

Các nguyên nhân có thể gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích và không dung nạp fructose. Khi chuối bị phân hủy trong ruột, nó thường gây dư thừa khí khiến những người bị hội chứng ruột kích thích bị đau bụng, đầy hơi sau khi ăn chuối.

Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên người có vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín, không ăn chuối xanh hoặc chưa chín kỹ và không nên ăn chuối khi đói.

Đói đau dạ dày, no cũng đau dạ dày, vì sao?Đói đau dạ dày, no cũng đau dạ dày, vì sao?

SKĐS - Đối với người có bệnh lý viêm loét dạ dày, khi quá đói hay quá no cũng có thể bị đau dạ dày. Vậy nguyên nhân là gì và xử trí như thế nào là phù hợp để hạn chế những cơn đau khó chịu này?

Xem thêm video đang được quan tâm

6 loại rau gia vị quen thuộc được coi là 'thần dược' đối với sức khỏe


Kim Ngân
Ý kiến của bạn