11 bài thuốc từ đậu đỏ giúp phòng trị bệnh

03-05-2022 13:12 | Vị thuốc quanh ta

SKĐS - Đậu đỏ, tên khác xích tiểu đậu. Trong Đông y, đậu đỏ thuộc nhóm thuốc "lợi thủy thẩm thấp" có công dụng trị bệnh gan, mật, bệnh tiết niệu, đái tháo đường...

1.Tính vị và công dụng của đậu đỏ

Đậu đỏ tính bình, vị ngọt, chua, lợi về kinh tâm, tiểu tràng; có công dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc tiêu mủ; phù hợp với các bệnh phù nề chướng bụng, cước khi phù thũng, vàng da do gan mật, nước tiểu đục, phong thấp nhiệt, các loại ung nhọt độc, đau bụng đường ruột có khối u...

Theo các nghiên cứu hiện đại, đậu đỏ có chứa chất albumin, chất béo, chất đường, vitamin A, vitamin B1, B2, sinh tố PP, calci, sắt, phospho, mangan... Có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, lợi tiểu và có tác dụng hỗ trợ chống ung thư.

photo-1651280517391

Trà đậu đỏ

2. Những bài thuốc từ đậu đỏ

2.1. Cháo đậu đỏ, gạo lứt

Thành phần: Đậu đỏ 50g, gạo lức 200g.

Cách dùng và công dụng: Nấu cháo, ăn thường xuyên có thể chữa được phù thũng, cước khí, giảm béo.

2.2. Thang đậu đỏ, táo tầu, lạc nhân

Thành phần: Đậu đỏ 30g, lạc nhân 30g, táo tầu 50g, đường đỏ vừa đủ.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Dùng cho người viêm gan cấp tính, vàng da do gan mật.

2.3. Trà đậu đỏ

Thành phần: Đậu đỏ 50 - 100g, đường đỏ vừa phải.

Cách dùng: Đậu đỏ ninh, cho đường vào uống thay trà.

Công dụng: Dùng cho phụ nữ sau sinh ứ huyết, khô miệng, tâm phiền.

2.4. Thang thuốc đậu đỏ

Thành phần: Đậu đỏ 100g, nấu cho thật nhừ. Ăn đậu, uống nước, chia 2 lần sớm, tối.

Công dụng: Chữa phù thũng do mọi nguyên nhân, tiểu tiện bất lợi.

2.5. Trà đậu đỏ, bí đao

Thành phần: Đậu đỏ 100g, bí đao 500g.

Cách dùng: Nấu chung thành thang, uống thay trà hàng ngày.

Công dụng: Dùng cho người viêm thận, phù thũng do suy dinh dưỡng.

2.6. Cháo đậu đó, sơn dược

Thành phần: Đậu đỏ 30g, sơn dược 30g, đường trắng vừa đủ.

Cách dùng: Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng; đậu đỏ vo sạch, nấu gần chín thì cho sơn dược thái miếng, sau khi chín cho đường vừa miệng.

Công dụng: Dùng cho người tỳ hư hoặc tỳ thấp tiêu chảy, phù nề trướng bụng, tiểun, tiểu rắt, mệt mỏi bải hoải.

photo-1651280521527

Sơn dược phối hợp với đậu đỏ trị tiểu rắt

2.7. Đậu đỏ hầm cá chép

Thành phần: Đậu đỏ 90g, cá chép 300 - 500g.

Cách dùng: Đậu đỏ rửa sạch, cá chép đánh vẩy, bỏ mang, lòng ruột, rửa sạch. Cho cả hai vị vào nồi đất hầm nhừ ăn.

Công dụng: Dùng cho người bị phù nề, đẻ xong thiếu sữa, đầy trướng bụng...

2.8. Thang đậu đỏ, xương sườn

Thành phần: Đậu đỏ 100g, xương sườn lợn 500g.

Cách dùng: 2 vị cho nước hầm chung, nêm gia vị cho vừa mà ăn.

Công dụng: Dùng cho người bị bệnh đái tháo đường. Người nào có trọng lượng cơ thể vượt tiêu chuẩn không dùng.

2.9. Đậu đỏ, bí đao hầm cá quả

Thành phần: Cá quả 1 con (chừng 300-400g), đậu đỏ 60g, bí đao (cả vỏ) 500g, hành tươi 3 cây.

Cách dùng: Cá quả đánh vẩy, bỏ mang, bỏ lòng ruột, rửa sạch; bí đao rửa sạch thái miếng, đậu đỏ vo sạch, hành tươi rửa sạch sắt khúc. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vào hầm nh mang ra ăn, đừng cho muối.

Công dụng: Dùng cho người viêm thận mạn phù nề, phù thũng do rối loạn dinh dưỡng, phù nề khi có mang, xơ gan cổ trướng

2.10. Co đậu đỏ, mầm lúa mạch

Thành phần: Đậu đỏ 30g, đại mạch 60g. Nấu cháo, ăn 1 ngày 2 lần.

Công dụng: Chữa trẻ em phù nề do tỳ hư, thận hư sinh ra.

2.11. Cháo đậu đỏ, vỏ mề gà

Thành phần: Đậu đỏ 30g, vỏ mề gà 10g.

Cách dùng: Vỏ mề gà sấy khô nghiền bột mịn. Đậu đỏ rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vào đun nhỏ lửa chín mềm thì cho mề gà vào quấy đều, đun thêm 15-20 phút nữa. Làm món ăn buổi sớm.

Công dụng: Dùng cho người ruột non thấp nhiệt, tiểu tiện nhiều, tiểu són, tiểu gấp, tiểu buốt, đầy trướng bụng dưới, ăn không tiêu...

Mời bạn xem thêm video:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


BS Vũ Quốc Trung
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags: